Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tiêu điểm thị trường dầu mỏ

 
* ORB (giá chuẩn dầu mỏ do các nước OPEC đặt) đã tiếp tục giảm trong tháng 10. Cuộc khủng hoảng tài chính gâu ảnh hưởng xấu đến niềm tin thị trường vì kinh tế chậm lại làm suy yếu nhu cầu về dầu mỏ. Vẫn chưa chắc chắn về các kế hoạch cứu trợ của Mỹ trong khi khủng hoảng đã lan rộng ra trên toàn thế giới, gây mối lo ngại suy thoái sẽ càng lún sâu thêm. Tổn thất trong thị trường vốn, mặc cho các biện pháp của các ngân hàng trung ương trên thế giới nhằm bảo vệ hệ thống tài chính, làm nổi bật tính dễ biến động của nền kinh tế đang suy yếu. Điều này được phản ánh trên thị trường vốn, trong thời gian qua đã có nhiều biến động, hầu hết đều là đi xuống. Trong tháng 10, ORB trung bình 69,16$/b, giảm 27,69$ hay gần 29%, mức giảm hàng tháng kỷ lục từ trước đến giờ, xuống một mức mà mới đây đã thấy vào tháng 8 năm 2007. Xu hướng lao dốc này vẫn tiếp diễn trong tháng 11, với mức giá 49,09$/b hôm 14/11.
 
* Dự báo về nền kinh tế toàn cầu năm 2009 đã được duyệt lại, giảm 0,4 % điểm, xuống còn 2,9% do điều kiện nền kinh tế thực tồi tệ đi với tốc độ nhanh chóng. Euro-zone đã lâm vào suy thoái công nghệ trong quý 3 năm 2008, lần đầu tiên do đưa vào hệ thống tiền tệ riêng lẻ. Nền kinh tế đã co lại 0,3% trong quý 3 năm 2008 và người ta cho rằng tốc độ tăng trưởng trong quý hiện tại tức quý 4 tốc độ cũng chậm và khả năng còn chậm hơn. Tình hình thất nghiệp ở Mỹ gia tăng chóng mặt, hàng triệu người mất việc làm chỉ trong 2 tháng vừa qua. Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã đưa ra các mức lãi suất thấp hơn. Mặc dù thị trường tiền tệ đã dịu đi, mức độ ổn định trên thị trường vốn trong tháng 10 “không còn” và giá cổ phiếu thì giảm mạnh. Vì các nỗ lực nhằm vào các thị trường mới nổi (emerging market*) lên trở nên mạnh mẽ hơn và giá hàng hoá tiếp tục giảm, thêm các nước đang bị tác động. Tiêu điểm bây giờ chuyển sang sự cần thiết của các biện pháp cứu trợ tài chính để làm dịu bớt sự suy thoái của nền kinh tế. Các biện pháp phối hợp đối với cuộc khủng hoảng đã được xem xét tại hội nghị Washington G-20 Summit. Sau khi sửa lại, tốc độ tăng trưởng của Mỹ bây giờ được dự báo là 0.3%, của các nước khu vực đồng euro (eurozone) là 0,2% và của Nhật thì giảm tiêu cực xuống chỉ còn 0,2%. Các nước đang phát triển cũng được cho rằng sẽ tăng trưởng với tốc độ 4,9% trong khi dự báo về tăng trưởng của Trung Quốc năm 2009 là 8,8%.
 
* Bước giảm trong giá có thể sẽ giúp cho nhu cầu dầu mỏ trong quý 4 ở một mức độ nào đó, nhưng cũng không thể nói trước là sẽ vượt qua được những ảnh hưởng của nền kinh tế phát triển chậm lại. Nhu cầu về dầu trong quý 4 theo dự đoán sẽ tăng thêm chỉ 0,4 mb/d, so với năm trước. Thêm vào việc tiêu dùng xăng vận tải giảm, tiêu thụ dầu mỏ trong ngành hoá dầu cũng thu hẹp lại đáng kể. Do nhu cầu về dầu mỏ giảm ở các nước OECD, nhu cầu trên thế giới năm 2008 đã sửa lại giảm 0,26 mb/d, theo đó mức tăng trưởng nhỏ xuống còn 0,28mb/d. Trong năm 2009, nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng chủ yếu ở Trung Đông, châu Á, và Trung Quốc, ước tính là 820tb/d, hay 74% tổng dự đoán về tăng trưởng nhu cầu ở các nước không thuộc OECD. Các quốc gia OECD đã trải qua một đợt giảm trong nhu cầu về dầu mỏ có khả năng làm tổng tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới giảm trên 0,5%, tức là giảm so với dự đoán 0,2mb/d.
 
* Cung dầu từ các nước không thuộc OPEC trong năm 2008 trung bình là 49,7 mb/d, tăng 0,2 mb/d so với năm 2007, giảm so với dự đoán tháng trước 92 tb/d. Nhân tố chính “đóng góp” là Mỹ và các nước FSU (các nước xo viet cũ). Trong năm 2009, cung dầu từ các nước không thuộc OPEC theo dự đoán sẽ là 50,4 mb/d, tăng 0,7mb/d so với năm nay, và giảm 220 tb/d so với dự báo trước vì các công ty cắt giảm tiêu dùng vốn do khủng hoảng tài chính. Trong tháng 10, sản lượng dầu thô của OPEC trung bình 32,0 mb/d, theo các nguồn tin thứ cấp, giảm 0,13mb/d so với tháng trước. 
 
* Nhờ việc các nhà máy lọc dầu hoàn thành bảo dưỡng máy móc và khôi phục lại mức sản xuất bình thường, đặc biệt là ở Mỹ, sau khi đóng cửa tạm thời do các cơn bão ở US Gulf, cảm tính thị trường sản phẩm đã thay đổi đáng kể. Điều này kết hợp với nhu cầu giảm do tình trạng tăng trưởng kinh tế xấu hơn đã đặt thêm sức ép giảm giá sản phẩm và đẩy lùi nền kinh tế hoá dầu. Do tình hình đáng thất vọng của nền kinh tế thế giới và việc nhu cầu giảm rõ rệt, tình trạng xuống giá hiện tại trên thị trường sản phẩm có thể tiếp tục diễn biến trong những tháng tới, tạo thêm sức ép đối với cả giá của dầu thô lẫn gía các sản phẩm tinh chế. Trong khi thời tiết lạnh ở Atlantic có thể có lợi cho giá dầu thô, điều đó vẫn không đủ để xoay chuyển tình trạng xuống giá.
 
* Hàng chở tàu của OPEC một lần nữa lại ổn định, trung bình 23,0 mb/d. Các hãng ở Mỹ thì tháng trước tăng 15% , bằng với lượng tăng mạnh 1,59 mb/d trong nhập khẩu dầu thô của Mỹ so với tháng 9. Lệ phí vận chuyển của các tàu chở dầu thô giảm 12% trong tháng 10, do ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế bi quan và sự giảm liên tiếp trên thị trường vốn. Tiền cước chuyên chở hàng hoá trong tháng 10 cũng thấp hơn, với chi phí trên đường biển Đại Tây Dương giảm nhiều nhất.
 
* Mức tồn kho dầu của Mỹ đã khôi phục từ các mức thấp hồi tháng 9 sau khi giảm 44 triệu thùng do cơn bão tài chính đến tháng 10 đã tăng 39 triệu thùng. Mức tồn kho hiện tại là dưới 1000 triệu thùng, mức cao thứ 2 tính đến năm nay. Dầu thô tồn kho tăng 11,6 triệu thùng lên 312 triệu thùng, mức cao nhất kể từ tháng 3 năm ngoái; trong khi các sản phẩm tinh chế tồn kho tăng thêm 27 triệu thùng. Do nguyên nhân về nhu cầu, mức tồn kho dầu mỏ của Mỹ là “rất bình thường” không đáng lo, với tất cả các thành phần cấu thành ở trên mức trung bình 5 năm. Ở Na uy, nước thứ 15 của EU, tổng dầu tồn kho tăng thêm 1,7 triệu thùng, lên xấp xỉ 1120 triệu thùng, tương đương với mức trung bình trong 5 năm. Tại Nhật, dầu thương mại tồn kho tăng trong tháng 9 là tháng thứ 3 tăng liên tiếp, thêm 8 triệu thùng, lên gần 200 triệu thùng, mức cao nhất trong hơn 1 năm.
 
Nhu cầu về dầu thô do OPEC sản xuất trong năm 2008 theo ước tính là trung bình 31,8 mb/d; giảm 430tb/d so với năm 2007. Trong năm 2009, nhu cầu này sẽ là 30,9 mb/d, giảm 910 tb/d.
 
- mb/d: triệu thùng/ngày
- tb/d: nghìn thùng/ngày
- OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
- FSU: Former Soviet Union: các nước Xô Viết cũ.
 
 

ĐỌC THÊM