Các nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân của Thụy Sĩ có kế hoạch duy trì các cơ sở hoạt động lâu hơn so với kế hoạch ban đầu, người phát ngôn của tập đoàn năng lượng lớn của Thụy Sĩ Axpo Holding và Alpiq Holding nói với Bloomberg hôm thứ Ba.
Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Thụy Sĩ có 4 lò phản ứng hạt nhân, tạo ra tới 40% lượng điện năng của nước này.
Người dân Thụy Sĩ đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2017 để loại bỏ dần năng lượng hạt nhân nhưng Thụy Sĩ chưa đặt ra thời hạn cho việc này và các nhà điều hành có quyền quyết định họ có thể vận hành các nhà máy một cách an toàn trong bao lâu.
Giờ đây, cuộc khủng hoảng năng lượng và những lo ngại về độ tin cậy của nguồn cung điện trong nước đã thúc đẩy các công ty điện lực tìm cách kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng miễn là việc kéo dài thời gian hoạt động được cho là an toàn.
Người phát ngôn của Axpo Holding và Alpiq Holding đã nâng tuổi thọ dự kiến cho các nhà máy điện hạt nhân của họ lên 60 năm so với mục tiêu trước đó là 50 năm, điều đó có nghĩa là các nhà máy này có thể hoạt động cho đến khoảng năm 2040.
Người phát ngôn của Alpiq nói với Bloomberg rằng Alpiq cũng đang xem xét việc gia hạn lên tới 80 năm và đang nghiên cứu các tác động có thể có của việc gia hạn như vậy đối với sự an toàn, đầu tư và lợi nhuận.
Một số quốc gia ở châu Âu cũng có kế hoạch duy trì sử dụng năng lượng hạt nhân lâu hơn, trong đó có Pháp, một quốc gia sản xuất điện hạt nhân lớn.
Nhưng Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hồi đầu năm nay đã từ bỏ năng lượng hạt nhân sau khi đóng cửa ba nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào tháng Tư, chấm dứt hơn sáu thập kỷ sử dụng năng lượng hạt nhân thương mại.
Về phần mình, Thụy Sĩ đã cố gắng đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng năm ngoái.
Nước này gần đây đã bỏ một sắc lệnh từ năm 2022 cho phép giảm lượng dự trữ nhiên liệu chiến lược sau khi nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ hiện đã bình thường hóa. Năm ngoái, Thụy Sĩ bắt đầu giải phóng dầu từ kho dự trữ khẩn cấp khi hạ mức dự trữ xăng dầu bắt buộc xuống 6,5% do mực nước sông Rhine thấp dẫn đến sự hỗn loạn trong vận tải đường sắt.
Nguồn tin: xangdau.net