Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thuế xăng dầu giảm ở hầu hết các nước, bất chấp biến đổi khí hậu

  Thuế xăng dầu trung bình tại 157 quốc gia đã giảm 13% từ năm 2003 đến năm 2015, thúc đẩy tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (xăng dầu, than đá...), một trong những nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính. 


Thuế xăng dầu giảm ở hầu hết các nước, bất chấp biến đổi khí hậu. Ảnh: The Times of Israel


Xu hướng này đã đi ngược lại với cam kết giảm phát khí thải nhà kính nhằm chống biến đổi khí hậu mà thế giới đã đưa ra.

Theo kết quả nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Nature Energy" (Năng lượng tự nhiên) số ra ngày 9/1, trong vòng 13 năm qua, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đã tăng ở những quốc gia giảm thuế hoặc tăng trợ cấp đối với loại nhiên liệu này.

Tác giả nghiên cứu trên, Giáo sư Michael Ross, thuộc Đại học California tại Los Angeles (Mỹ), nhận định bất chấp tất cả những cam kết chống biến đổi khí hậu, các nước đang thất bại trong nỗ lực giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Ông cho rằng các nước đang đi sai hướng khi giảm thuế hoặc tăng trợ cấp đối với các loại nhiên liệu trên.

Để có được kết quả trên, nhóm nghiên cứu do Giáo dư Ross đứng đầu đã ghi chép giá xăng dầu bán lẻ hàng tháng trong suốt 13 năm qua tại 157 quốc gia để theo dõi việc tăng hoặc giảm thuế cũng như tiền trợ cấp cho xăng dầu. Các nước này chiếm 97% số dân thế giới và 98% lượng khí thải nhà kính. Sau khi thống kê, nhóm nghiên cứu trên nhận thấy sự thay đổi chủ yếu ở các nước xuất khẩu dầu mỏ như Nigeria, Algeria, một số nước Arab vùng Vịnh và Angola. Trong khi đó, tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, dù mức thuế đã khá cao Washington vẫn tăng thuế xăng dầu, song lần tăng gần nhất lại từ năm 1993.

Theo hiệp định về chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris hồi cuối năm 2015, 196 quốc gia tham gia hiệp định đã cam kết giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng mục tiêu này có thể đạt được chỉ khi nền kinh tế thế giới nhanh chóng chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch hơn.

Với việc tăng thêm 1 độ C, Trái Đất đã chứng kiến nhiều đợt nắng nóng đột ngột, hạn hán, lũ lụt và cả những trận bão bất thường. Các chuyên gia từ lâu đã lập luận rằng cắt giảm trợ cấp hay tăng thuế đối với dầu mỏ, khí đốt và than đá nhằm giảm lượng tiêu thụ các loại nhiên liệu này là những biện pháp cấp thiết giúp nền kinh tế thế giới chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch. Nhiều tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB),

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA)... đều ủng hộ các biện pháp trên. Tuy nhiên, theo IEA, tiền trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch vẫn ở mức cao với 470 tỷ euro trong năm 2014, trong khi số liệu của IMF cho thấy 315 tỷ euro được chi để hỗ trợ người tiêu dùng trong năm 2015.
Các hoạt động sống của con người, đặc biệt là việc đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch (than, xăng dầu ...) là nguyên nhân gây ra khí thải nhà kính - yếu tố làm khí hậu biến đổi./.

Nguồn tin: Bnews

ĐỌC THÊM