Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thứ thực sự giết chết sự phục hồi của giá dầu

Thị trường dầu đã có đợt tăng mạnh vào tháng Tám và tháng Chín, Brent đã tiệm cận mốc 60 USD/thùng vào cuối tháng trước. Nhưng đột nhiên, giá dầu đã rời khỏi những mức cao gần đây, và có thể hướng tới mức thấp hơn nếu không xuất hiện một số vài số liệu tích cực.

Đà tăng gần đây - không giống như những đợt phục hồi khác trong ba năm qua - đã được củng cố bởi những cải thiện đáng kể trong các nguyên tắc cơ bản. Tồn kho sản phẩm lọc dầu toàn cầu chỉ cao hơn một chút so với mức trung bình 5 năm, và đã giảm đáng kể trong những tháng gần đây. Trữ lượng dầu thô cũng giảm, nguồn cung dầu giảm trong tháng 8 và nhu cầu tăng. Nói cách khác, không giống như những đợt giá dầu hồi phục (nhưng ngắn ngủi) trong năm 2015, 2016 và thậm chí là đầu năm nay, đợt tăng giá gần đây nhất dường như được minh chứng bởi cân bằng cung cầu đang cải thiện.

Tuy nhiên, đà tăng có lẽ đã hụt hơi, với Brent từ 58-59 USD quay trở lại 55-56 USD mỗi thùng, và WTI trở lại xuống ngưỡng 50 USD/thùng.

Có một vài lý do cho điều này.

Thứ nhất, tuy giá tăng nhanh hơn trong tháng qua, nhưng đà tăng đã bị thổi phồng bởi một số căng thẳng địa chính trị - đáng chú ý nhất là cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd tuần trước đã làm khơi mào cho lời đe dọa chặn đường ống dẫn dầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, lời đe dọa này đã không thành hiện thực (ít nhất là chưa), làm giảm bớt nỗi lo gián đoạn nguồn cung.

Theo một cuộc khảo sát của Reuters, lý do thứ hai tại sao sự tăng giá bị chững lại là vì OPEC có lẽ đã tăng sản lượng trong tháng Chín. Mức tăng được cho là khoảng 50.000 thùng/ngày cho thấy sự tuân thủ có thể đã sụt giảm trong thời gian gần đây, quả thực đây được xem là lý do giá dầu giảm trở lại trong tuần qua.

Thứ ba, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng, với sản lượng hơn 9,5 triệu thùng/ngày trong thời gian gần đây (ít nhất theo các cuộc khảo sát hàng tuần), tăng 1 triệu thùng/ngày so với một năm trước. Ngoài ra, giá WTI lên hơn 50 USD có thể dẫn đến một làn sóng hedging, cho phép các công ty khoan đá phiến chốt giá cho năm tới, điều này có thể dẫn đến hoạt động khoan nhiều hơn, và nguồn cung lớn hơn.

Thứ tư, và có lẽ là nhân tố quan trọng nhất trong ngắn hạn, đó là sự tăng giá gần đây đã được thúc giục bởi các nhà đầu tư lớn, những người đã đặt cược giá lên vào dầu thô giữa lúc giá phục hồi. Nhiều lần trong ba năm qua, khi các quỹ phòng hộ và tổ chức quản lý tiền tệ khác đổ xô đặt cược giá lên quá nhiều đều dẫn đến phản tác dụng vì giá giảm nhanh như khi chúng tăng lên.

Theo Reuters, đặt cược giá lên cho hợp đồng tương lai Brent đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tuần trước.

Giá giảm dần bắt đầu vào tuần trước nhưng vẫn tiếp tục vào đầu tuần này được coi là sự tiếp nối của các nhà đầu tư rút lui khỏi cái mà nhiều người cho là đà tăng giá đã đi quá xa.

Tuy nhiên, tiến trình hướng tới sự tái cân bằng có thể đặt một mức sàn cao hơn. Rất ít người dự đoán WTI sẽ sớm quay trở lại mức 40 đô la, và thậm chí một số người còn xem sự sụt giảm gần đây chỉ là tạm thời, và không nhất thiết là dấu hiệu của những vấn đề sâu hơn với thị trường. Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch & Associates, đã viết trong một thông báo cho khách hàng. "Chúng tôi vẫn xem đây là một thị trường tăng trưởng ngắn hạn có khả năng đạt mức cao mới. Chúng tôi kỳ vọng một sự đảo chiều vào ngày mai giữa lúc hết hạn hợp đồng."

Ed Morse, giám đốc nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Citi, đồng tình với ý kiến trên. "Chúng ta đang ở giữa giai đoạn bán tháo, thậm chí có thể test mức 50 đô la cho WTI, nhưng bán tháo là hoạt động chốt lời, và động lực trên thị trường giao ngay, cùng với động lực của thị trường tài chính, thực sự chỉ ra mức giá cao hơn từ nay đến cuối năm".

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM