Giá dầu mỏ tiếp tục cuộc đua tiến đến đỉnh cao tại nhiều thị trường. Vào hôm 18/9, giá dầu đã tiến gần đến mốc 95 USD tại sàn London. Tình trạng tăng giá này đang cản trở mọi nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát.
Với mức tăng hơn 15% trong ba tuần, và hơn 30% kể từ tháng 3/2023. Tình trạng giá dầu thô tăng này là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với giá bán lẻ tại trạm xăng, làm đau đầu chính phủ Pháp trong mùa tựu trường. Họ muốn tìm cách giảm hóa đơn cho các hộ gia đình mà không phải đưa ra lá chắn thuế đối với năng lượng, gây tốn kém đến các quỹ công. Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne đang đề xuất các nhà phân phối nhiên liệu bán lỗ - một nước đi “tà đạo” về mặt kinh tế, cho thấy rõ sự bất lực đến nhường nào của những người nắm quyền lực khi đối mặt với tình trạng tăng giá mà họ không lường trước được. Giới truyền thông phương tây đổ lỗi cho Moscow và Riyadh. Hiện nay, hai nước khai thác dầu lớn nhất trong OPEC+ đang siết chặt nguồn cung để có thêm lợi nhuận.
Kể từ tuần trước, Nga và Ả Rập Xê-út đã rút 1 triệu 300.000 thùng dầu khỏi thị trường mỗi ngày.
Một biện pháp mà họ sẽ áp dụng cho đến cuối năm nay. Con số này chiếm 1% lượng tiêu thụ toàn cầu, đủ để phục hồi giá khi tồn kho đang ở mức thấp. Vào năm trước, Mỹ đã sử dụng kho trữ chiến lược của mình nhằm xoa dịu căng thẳng giá trên thị trường, họ không còn có nhiều quyền lực nhằm gây tác động đến giá dầu thô. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), liên minh giữa Nga và Ả Rập Xê-út là một thách thức đáng kể đối với thị trường dầu mỏ, vì lợi ích của họ đối nghịch với lợi ích của những nước nhập khẩu. Nga đang bị trừng phạt. Nước này đang bán dầu thô với giá rẻ hơn so với giá thị trường, còn đối với Ả Rập Xê-út, thành viên không thể thay thế của OPEC, họ cũng muốn tìm cách tối đa hóa lợi nhuận của mình nhằm tài trợ cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ.
Một thùng có giá 100 USD thì có hợp lý không?
Vào ngày 18/9, một số loại dầu cao cấp, bao gồm cả dầu thô Nigeria được vận chuyển từ kho cảng Qua Iboe, đã vượt mức trần này. Hầu hết các nhà phân tích tin rằng ngưỡng giá biểu trưng 100 USD/thùng có thể bị dầu Brent vượt qua trong những tháng tới. Nguyên nhân không là vì chính sách của OPEC+, mà khá đơn giản: Vì nhu cầu ngày càng tăng. Trong năm nay, nhu cầu sẽ đạt mức 102 triệu thùng/ngày. Trong mắt hãng thông tấn RFI, đây là một tình trạng đáng xấu hổ: “Ta nói càng nhiều về mục đích cần thiết của dầu mỏ, thì ta càng tiêu thụ nhiều hơn. Và do đó, ta càng tiếp tục khai thác nhiều hơn”. Canada, Mỹ, Guyana và Brazil sẽ khai thác nhiều dầu hơn vào năm 2024, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng này và bù đắp tình trạng thiếu hụt nguồn cung – dự kiến kéo dài cho đến dịp lễ Giáng sinh. Đối với họ, càng sớm có những ưu đãi này, thì càng sớm xua đuổi được bóng ma của những thùng dầu có giá 100 USD.
Trước mắt, giá dầu tăng cao làm phức tạp nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương.
Quả thực, ở châu Âu cũng như ở Mỹ, giá dầu tăng đang đẩy mọi mức giá khác lên cao. Tình trạng lạm phát phục hồi được quan sát thấy vào tháng 8 ở Mỹ. Một nửa lý do là từ tình trạng tăng giá của các sản phẩm dầu mỏ. Các ngân hàng trung ương đang ngồi nhìn một phần nỗ lực của họ bị xóa bỏ vì tình trạng tăng giá. Do đó, họ muốn cố gắng kiên trì tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang đã có cuộc họp vào hôm 19/9, và họ có hai ngày để quyết định tăng mức lãi suất cơ bản. Một quyết định có hậu quả nghiêm trọng. Nếu tỷ giá tăng quá nhanh, quá mạnh, thì sẽ làm gián đoạn tăng trưởng và do đó làm giảm mức tiêu thụ dầu thô, cuối cùng làm giá giảm. Trong khi đó, giá dầu là một thông số được theo dõi rất chặt chẽ ở Riyadh. Suy thoái kinh tế sẽ là tin xấu cho tất cả mọi người, bao gồm những nhà xuất khẩu dầu thô.
Nguồn tin: PetroTimes