Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung được thúc đẩy bởi xuất khẩu năng lượng của Mỹ

Trong bối cảnh các tín hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một số tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại trong những tuần gần đây, Trung Quốc đã tạm thời mua lại hàng hóa của Mỹ - điều mà họ đã ngừng làm trong suốt thời gian đỉnh điểm của tranh chấp thương mại vào mùa hè và mùa thu năm 2018.

Trung Quốc hiện nay đang một lần nữa nhập khẩu dầu thô và đậu nành của Mỹ, tuy nhiên, mặc dù nhu cầu tăng nhưng phản ứng của thị trường Trung Quốc đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ vẫn còn ảm đạm, Eric Yep thuộc S & P Global Platts viết trong một bài phân tích, dẫn lời các thương nhân.

“Trung Quốc sẽ đồng ý mua một lượng đáng kể tuy chưa thỏa hiệp sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác từ Mỹ để giảm bớt sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước chúng ta”, Nhà Trắng cho biết sau cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20 vào đầu tháng 12.

Dù hội nghị thượng đỉnh mới giữa hai nhà lãnh đạo vẫn chưa được lên kế hoạch, nhưng thị trường dầu gần đây đã được hỗ trợ bởi triển vọng của một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Và sự trở lại từ từ trong việc mua dầu thô của Trung Quốc có thể là một dấu hiệu tích cực trong các cuộc đàm phán thương mại.

Dữ liệu EIA mới nhất cho thấy vào lúc cao điểm của cuộc chiến thương mại vào mùa hè, Trung Quốc đã cắt đứt hoàn toàn việc mua dầu thô từ Mỹ trong các tháng 8, 9 và 10. Tháng 11 đã chứng kiến ​​một lượng nhỏ 8.000 thùng/ngày dầu thô xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc, trong khi vào tháng 12, nhập khẩu của Trung Quốc trung bình 97.000 thùng/ngày –tăng từ một lượng rất nhỏ của tháng 11, nhưng thấp hơn nhiều so với mức nhập khẩu kỷ lục 510.000 thùng/ngày vào tháng 6 năm 2018.

Xuất khẩu năng lượng của Mỹ là một phần của “thỏa thuận, nó có thể không phải là động lực, nhưng nó luôn luôn tồn tại ở đó như một phần của ma trận”, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC tại CERAWeek tuần này, đề cập đến xuất khẩu năng lượng như là một phần của các cuộc đàm phán thương mại.

“Giờ đây Mỹ có khả năng sử dụng điều đó theo một cách rất tích cực khi nói đến các cuộc đàm phán thương mại”, Bộ trưởng Rick nói thêm.

Một số tín hiệu mới nhất từ ​​dữ liệu theo dõi tàu cho thấy dầu thô của Mỹ dường như đang hướng đến Trung Quốc sau nhiều tháng Trung Quốc từ chối mua dầu của Mỹ mặc dù thực tế là nó không nằm trong danh sách áp thuế của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, sự trở lại bền vững của xuất khẩu dầu thô từ Mỹ sang Trung Quốc sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính – đó là tranh chấp thương mại diễn ra như thế trong những tuần và tháng tới và chênh lệch giữa giá Brent với WTI sẽ rộng đến mức nào. Khoảng cách càng lớn, dầu của Mỹ càng tiết kiệm đối với các nhà máy lọc dầu châu Á so với các loại dầu liên quan với Brent. Trong những tuần gần đây, dầu thô của Mỹ dành cho các nhà máy lọc dầu châu Á cũng có lợi thế hơn so với các loại dầu Trung Đông vì giá Dubai / Oman, là chuẩn mà các nhà sản xuất dầu Trung Đông dựa vào tính giá cho dầu của họ tới châu Á, cao hơn gần 10 đô la một thùng so với WTI.

Tổng xuất khẩu dầu thô của Mỹ đã lập kỷ lục hàng tuần là 3,607 triệu thùng/ngày vào một trong những tuần hồi tháng Hai và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng.

Ben Luckock, đồng giám đốc kinh doanh dầu mỏ tại một trong những công ty giao dịch lớn nhất thế giới, Trafigura, cho biết tại hội nghị CERAWeek tuần này rằng Mỹ sẽ cần Trung Quốc như là một người mua để tiêu hóa sự tăng trưởng xuất khẩu trong những năm tới, vì vậy tranh chấp thương mại phải chấm dứt để Mỹ tìm người mua cho xuất khẩu dầu thô đang tăng vọt của mình.

Trên mặt trận thương mại LNG giữa Mỹ và Trung Quốc, mọi thứ phức tạp hơn một chút khi Trung Quốc- thị trường nhu cầu LNG tăng trưởng nhanh nhất thế giới- đã áp dụng mức thuế 10% đối với nhập khẩu LNG của Mỹ trong bối cảnh trả đũa thuế quan thương mại nóng lên vào mùa hè năm ngoái.

Từ khi bắt đầu xuất khẩu LNG đầu tiên của Mỹ ra thế giới vào tháng 2 năm 2016 đến cuối tháng 12 năm 2018, Trung Quốc là khách hàng mua LNG lớn thứ ba của Mỹ sau Hàn Quốc và Mexico, với tổng số 62 lô hàng chiếm 10,7% tổng số xuất khẩu LNG của Mỹ, dữ liệu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ cho thấy.

Tuy nhiên, thuế nhập khẩu của Trung Quốc vào tháng 9 năm 2018 đã khiến lưu lượng LNG của Mỹ sang Trung Quốc bị đình trệ trong nửa cuối năm ngoái, theo dữ liệu từ theo dõi tàu Thomson Reuters và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Cho đến nay, chỉ có một lô LNG rời khỏi bờ biển Hoa Kỳ đi đến Trung Quốc, dữ liệu của Reuters cho thấy vào đầu tuần này.

Nếu sự tan băng gần đây trong tranh chấp thương mại chuyển thành một thỏa thuận thương mại thì nó có thể tạo ra một tình huống có lợi cho cả Mỹ và Trung Quốc. Mỹ sẽ có một đại lý xuất khẩu lớn cho các lô hàng LNG vốn được dự kiến ​​sẽ tăng mạnh khi nhiều dự án hóa lỏng và xuất khẩu đi vào hoạt động. Và kênh xuất khẩu đó sẽ là thị trường LNG tăng trưởng nhanh nhất thế giới, vì Trung Quốc đang đặt cược vào khí đốt tự nhiên để tránh sử dụng than đốt trong nỗ lực hạn chế ô nhiễm.

Tuần trước, các tin tức xuất hiện rằng nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc Sinopec đang chuẩn bị ký hợp đồng cung cấp LNG 20 năm với Cheniere Energy nếu xung đột thương mại giữa hai nước được giải quyết. Sinopec cũng đã sẵn sàng để mua LNG của Mỹ ngay khi chính phủ Trung Quốc chỉ đạo hãng làm như vậy, Chủ tịch c Ma Yongsheng của Sinopenói với Reuters tuần trước.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM