OPEC đã đang chật vật để hoàn tất một thỏa thuận về cắt giảm sản lượng trong tháng này. Và sau đó, Donald Trump đã được bầu làm Tổng thống của Mỹ.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu khí đang đối mặt ngày các biện pháp hỗ trợ giá dầu ngày càng cấp bách vì chiến thắng bất ngờ của Trump đe dọa sẽ làm sâu sắc thêm một thị trường bán tháo, UBS Group AG cho biết. Tuy nhiên, sự không chắc chắn phát sinh từ các chính sách của Tổng thống được bầu - từ biến đổi khí hậu đến ngành công nghiệp dầu đá phiến ở Mỹ và trừng phạt Iran - sẽ làm cho việc giải quyết những khác biệt giữa các nhà sản xuất thậm chí còn khó khăn hơn.
"Áp lực lên OPEC để đạt được một thỏa thuận tăng lên trong bối cảnh chiến thắng của Trump," Giovanni Staunovo, một nhà phân tích tại UBS ở Zurich cho biết. "Mặc dù thị trường dầu đang tái cân bằng, bất ổn chính trị trong ngắn hạn sẽ khiến cho giá dầu dễ có nguy cơ bị sụt giảm, điều đó khiên cho OPEC phải nhanh chóng hành động hơn."
Giá dầu đã giảm khoảng 15% kể từ tháng 10 do nghi ngờ ngày càng tăng về khả năng OPEC sẽ có thể hoàn tất được hiệp ước Algiers tại cuộc họp chính thức ngày 30/11 của mình trong bối cảnh từ chối cắt giảm sản lượng từ gần một phần ba số thành viên. Dầu thô Mỹ ban đầu giảm xuống gần 43usd một thùng tại New York vào hôm thứ Tư sau khi Trump, một ông trùm bất động sản và là ngôi sao truyền hình thực tế, được bầu, nhưng sau đó đà giảm đã biến mất do một đợt bán tháo của các tài sản rủi ro trên toàn cầu giảm dần.
Một loạt các vị trí chính sách khác nhau của Trump, có thể hỗ trợ hay làm suy yếu giá dầu, khiến cho vấn để phức tạp hơn đối với OPEC để chốt một thỏa thuận, ông David Hufton, giám đốc điều hành các nhà môi giới PVM Group Ltd. tại London nói.
"Có một chút sương mù đang bao phủ - nó chỉ cần thêm một chút không chắc, cho OPEC và mọi người khác," Hufton nói.
Kết quả có thể là "tiêu cực cho các thị trường mới nổi, vốn đang thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ dầu " vì Trump đã tuyên bố rằng sẽ hủy bỏ các hiệp định thương mại quốc tế ở châu Mỹ Latinh và châu Á, theo hãng tư vấn FGE.
Chiến thắng bất ngờ của ông ta cũng có thể làm suy yếu giá bởi viện trợ cho sự phục hồi sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ. Harold Hamm, giám đốc điều hành của Continental Resources Inc., người đã tư vấn cho Trump về chính sách năng lượng, là "kiên quyết ủng hộ sự phát triển dầu khí trong nước," FGE nói.
"Trump có nghĩa là nhiều sản xuất năng lượng trong nước hơn của Mỹ," Adam Ritchie, nhà sáng lập của hãng tư vấn AR Oil Consulting nói. "Cộng với xu hướng nội hơn và chủ nghĩa bảo hộ Mỹ sẽ có hại cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, vì vậy nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ ít hơn."
Mặt khác, tổng thống Mỹ tiếp theo này có khả năng xem các hiệp định biến đổi khí hậu "một ca1h hoài nghi" và các quyết định theo hướng hạn chế sản lượng carbon dioxide "có khả năng được làm chậm lại hoặc đảo ngược hoàn toàn," qua đó có khả năng thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ đối với nhiên liệu hóa thạch, theo FGE.
"Hiệp ước khí hậu toàn cầu rõ ràng đang có nhiều nguy cơ," Bjarne Schieldrop, nhà phân tích hàng hóa tại ngân hàng SEB AB ở Oslo cho biết. "Loại bỏ các hạn chế về khí thải thực sự có nghĩa là loại bỏ các hạn chế về mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch. Điều này có nghĩa nhiều xe ngốn xăng hơn và nhu cầu tiêu thụ dầu nhiều hơn. "
Trump cũng đã cho biết ông sẽ hủy bỏ hiệp ước hạt nhân hồi năm ngoái với Iran, có khả năng làm đảo chiều xu hướng tăng trong xuất khẩu dầu của nước Cộng hòa Hồi giáo này, RBC Capital Markets cảnh báo.
Tương tự, cuộc bầu cử của Trump có thể không tác động lên cả thị trường hoặc đàm phán của OPEC, Harry Tchilinguirian, trưởng chiến lược giá thị trường hàng hóa tại BNP Paribas SA ở London, nhận xét. Tổng thống mới sẽ không điều hành công việc chính phủ cho đến đầu năm sau, và bất kỳ chính sách mới đầu tiên sẽ cần phải được sự chấp thuận của Quốc hội, ông nói.
"Áp lực để đạt được một thỏa thuận đã có trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ," Tchilinguirian nói. "Kết quả của cuộc bầu cử này không thay đổi điều đó."
OPEC đang ra sức hoàn thiện mức cắt giảm mà mỗi thành viên phải tham gia sau khi đồng ý trong một hiệp định khung giảm sản xuất còn 32,5-33 triệu thùng một ngày trong tháng 09. Bản hiệp ước này đã phải đối mặt với một số trở ngại, với các nhà sản xuất chính bao gồm cả Iran và Iraq lập luận họ nên được miễn trừ vì sụt giảm sản xuất của họ trong những năm gần đây từ chiến tranh và cấm vận. Cả hai đã tranh cãi về ước tính sản lượng của OPEC dự định được sử dụng làm cơ sở cho bất kỳ hiệp ước nào.
Với tất cả những cách mà chính quyền Trump có thể làm phức tạp thêm chính sách của OPEC, tổ chức này cần phải "hành động dứt khoát và khẩn trương," Dewardic McNeal, giám đốc công ty tư vấn Longview Global LLC tại Washington cho biết.
"Chính quyền Trump là một hộp đen khổng lồ đối với nhiều nhà phân tích trên mọi lĩnh vực,” McNeal nói.
Nguồn: xangdau.net