Kể từ khi hiệp ước cắt giảm sản xuất của OPEC được công bố vào năm ngoái ở Vienna, có hai nhân tố bất thường quan trọng thu hút nhà kinh doanh dầu và cộng đồng các nhà phân tích: sự tuân thủ thỏa thuận sẽ là gì và quốc gia nào sẽ phá vở thỏa thuận này đầu tiên. Nếu so với trước đây, sau một thời gian ấn tượng trong đó sự tuân thủ đã đạt được và trong một số tháng vượt quá mức 100%, chủ yếu là do Saudi Arabia đã gánh thêm gánh nặng sản xuất, nhưng trong tháng 6 sự tuân thủ cuối cùng cũng đã giảm đi chỉ còn 92%, thấp nhất trong nhiều tháng, và dấu hiệu đầu tiên cho thấy việc sản xuất tăng cao gần đây của Saudi bắt đầu có gây sức ép tới các thành viên nhóm đang ngày càng lo ngại rằng cam kết cắt giảm sản xuất của Saudi có thể sẽ suy giảm.
Về phần quốc gia nào đầu tiên bị phát hiện ra không tuân thủ cam kết, tỷ lệ này luôn cao nhất ở Venezuela, tuy nhiên đến hiện tại thì theo báo cáo của Argus Bộ trưởng Dầu mỏ Ecuador nói rằng với việc thiếu hụt tiền mặt nước này đang phải đối mặt với " tình hình kinh tế khó khăn"và không còn khả năng thực hiện cam kết cắt giảm 26.000 thùng/ngày trong sản xuất dầu của nước này với của mình với Opec.
Thông tin này được đưa ra sau khi quốc gia nhỏ bé ở Châu Mỹ Latinh này đã tuân thủ nghiêm ngặt mức sản xuất quy định của hiệp ước ở Vienna, và từ tháng 1 đến tháng 5, Ecuador đã giảm sản lượng khoảng 16.000 thùng/ngày. Tuy nhiên, kết thúc ngày hôm qua, khi Bộ trưởng Dầu mỏ Carlos Perez nói rằng hiện tại, quốc gia này sẽ không còn tuâ thủ với hạn ngạch vì những thách thức về tài chính. Các thách thức này bao gồm nợ công gần 50% tổng sản phẩm quốc nội và thâm hụt ngân sách ước tính 7,5% trong năm nay.
Perez tuyên bố rằng Ecuador có một thỏa thuận không bằng văn bản với Opec cho phép Quito một mức linh hoạt. Trong 1 tháng rưỡi qua thay vì giảm sản lượng, Ecuador đã tăng nhẹ sản xuất một chút.
Perez cho biết, công ty dầu mỏ quốc gia PetroAmazonas hiện đang sản xuất khoảng 430.000 thùng/ngày và các công ty dầu lửa nước ngoài, như Repsol của Tây Ban Nha, AndesPetroleum của Trung Quốc và Agip của Italy, đang sản xuất thêm 115.000 thùng/ngày. Theo nhà điều tiết dầu Arch, mức 545.000 thùng/ngày là mức tăng 2,19% so với mức sản lượng trung bình của bốn tháng đầu năm.
Để nhắc nhở, đây là những gì mà các điều chỉnh và hạn ngạch sản xuất đã được thống nhất theo hiệp ước Vienna.
Và như vậy với một quốc gia trong 11 nước OPEC, những thành viên đã cam kết sẽ hạn chế sản xuất đã ra khỏi hiệp ước này chỉ 6 tháng sau khi nó được thực hiện, câu hỏi hợp lý tiếp theo chính là hiệp ước này có thể tồn tại kéo dài như thế nào và rõ ràng là nước nào tiếp theo sẽ bị phát hiện với lí do "tình hình kinh tế khó khăn" điều mà hầu như mọi quốc gia thành viên OPEC đều có thể tey6n bố.
Nguồn: xangdau.net