Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thỏa thuận cắt giảm đi được một nửa chặng đường nhưng châu Á vẫn tràn ngập dầu

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã đi được một nửa chặng đường nhưng châu Á vẫn tràn ngập nhiên liệu cho thấy những nỗ lực của nhóm để hạn chế dư cung toàn cầu cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà cung cấp khác, trong đó có Nga, đã cam kết cắt giảm gần 1,8 triệu thùng/ngày trong nửa đầu năm nay để hạn chế thừa cung và đẩy giá lên.
Nhưng sau gần 3 tháng cắt giảm, lượng dầu vào châu Á, thị trường lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh nhất, đã tăng lên gần mức kỷ lục.
Tình trạng thừa mứa tại châu Á sẽ gây áp lực lên giá dầu trên toàn cầu và đè nặng ngân sách của các quốc gia sản xuất dầu lớn nhưng cũng có thể giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong nhu cầu.
Dữ liệu nghiên cứu và dự báo của Thomson Reuters cho thấy khoảng 714 triệu thùng dầu đang được vận chuyển tới Châu Á trong tháng này, tăng 3% kể từ tháng 12 khi những cắt giảm được công bố.
Phản ứng với sản lượng tăng, giá dầu chuẩn giảm 10% kể từ tháng 1, và các nhà phân tích cảnh báo rằng có thể giảm nhiều hơn nữa.
Leonardo Maugeri, chuyên viên tại Trung tâm Belfer của Trường Harvard Kennedy, cho biết: "Việc cắt giảm không đủ để tái hấp thụ nguồn cung dư thừa của thế giới. Vì vậy, trừ khi nhu cầu dầu tăng trở lại mức kỷ lục trong năm 2017, giá dầu có thể sẽ có một đợt giảm mạnh nữa”.
Không chỉ nguồn cung từ Trung Đông và Nga sang châu Á vẫn còn cao bất chấp cam kết cắt giảm, mà khối lượng kỷ lục đang đổ vào Châu Á từ châu Mỹ và châu Âu.
TÌNH THẾ TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN CỦA OPEC
Kết quả là một thị trường tràn ngập nhiên liệu. Hơn 30 tàu chở dầu siêu lớn đang đậu ngoài bờ biển của Singapore và miền nam Malaysia chứa đầy dầu, mặc dù cơ cấu giá cả khiến nó không hấp dẫn để mua dầu bây giờ và lưu trữ để bán vào một ngày sau đó. Giá dầu thô giao tháng 1 năm 2018 chỉ cao hơn 70 cent so với giá giao tháng 5, làm cho những tàu dự trữ lưu động này không sinh lời.
Sự dư thừa liên tục đặt ra một tình huống khó xử với OPEC. Các thành viên của nhóm cần giá dầu cao hơn để cân bằng ngân sách của chính phủ, nhưng việc cắt giảm sản xuất để vực giá lên đồng nghĩa với mất thị phần khi các nhà cung cấp khác lấp vào khoảng trống này.
Việc cắt giảm của OPEC hồi đầu năm đã đẩy giá dầu Dubai Trung Đông lên so với chuẩn quốc tế Brent, cho phép dầu từ bên ngoài Trung Đông đi đến châu Á.
Các thương nhân đang vận chuyển các loại dầu có giá cả cạnh tranh như Urals của Nga, CPC Blend của Kazakhstan, North Sea Forties và WTI của Mỹ để thay thế các mặt hàng chủ lực của Trung Đông từ Oman tới Abu Dhabi.
Số liệu của Eikon cho thấy mức kỷ lục 10,5 triệu thùng Ural của Nga sẽ đến châu Á trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6.
Dầu từ Kazakhstan, biển Bắc, Brazil, và Mỹ về đến châu Á trong tháng 3 được dự báo sẽ đạt 45 triệu thùng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Trong một động thái để đánh bại sự cạnh tranh nhưng điều này mâu thuẫn với những cắt giảm đã công bố, Saudi Arabia bất ngờ giảm giá dầu thô nhẹ vào tuần trước.
Saudi Aramco cũng cung cấp thêm nguồn cung tới khách hàng châu Á vào tháng 4, các nguồn thương mại cho biết.
Cạnh tranh gay gắt và nguồn cung dồi dào đã làm giảm giá các loại dầu của Trung Đông và Châu Á Thái Bình Dương, một số trong số đó có mức thấp trong nhiều tháng.
Giá dầu thô Qatar Marine dỡ lên tàu tháng 5 được bán với giá thấp hơn so với giá chính thức lần đầu tiên trong 4 tháng, trong khi đó giá dầu thô Kimanis của Malaysia và Nga cũng đã chạm mức thấp.
Với ít dấu hiệu cho thấy các nhà sản xuất sẽ cắt giảm nguồn cung đủ sâu để chấm dứt tình trạng dư thừa, và các chỉ số cho thấy sản lượng đang tăng tại Mỹ, các thương nhân cho biết chỉ có nhu cầu mạnh mẽ mới có thể kiểm soát được tình trạng thừa cung.
Oystein Berentsen, Giám đốc điều hành của công ty kinh doanh xăng dầu Strong Petroleum tại Singapore nói: "Nhu cầu tăng trưởng tại châu Á khoảng 700.000 thùng/ngày, do đó, dư cung cuối cùng cũng sẽ được xóa sạch”.
Không phải tất cả đều tự tin.
Maugeri tại Belfer Center cho biết: "Việc nguồn cung dư thừa kéo dài có thể thuyên giảm bởi sự tăng trưởng nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, các phân tích và số liệu sơ bộ không cho thấy diễn biến như vậy, đặc biệt là do sự chậm chạp đáng kể trong tăng trưởng nhu cầu ở Trung Quốc và Ấn Độ - hai đầu tàu chính của tăng trưởng tiêu thụ dầu thế giới”.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM