Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thiếu đầu tư lâu năm vào dầu có thể đẩy giá lên cao hơn vào năm 2022

Những người Mỹ chịu đựng một thời gian dài phải vật lộn với lạm phát phi mã cuối cùng cũng thở phào được một chút. Sau một đợt leo dốc không ngừng nghỉ, giá xăng đã hạ nhiệt, với mức trung bình trên cả nước giảm xuống mức thấp nhất trong 10 tuần là 3,28 USD/gallon, theo AAA.

Giá nhiên liệu bắt đầu chững lại sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 23/11 thông báo đợt giải phóng lớn nhất từ ​​trước đến nay từ kho dự trữ dầu mỏ chiến lược, mặc dù các chuyên gia không xem đây là sự hỗ trợ. Trong khi nhiều người đổ lỗi cho chính quyền Biden về việc giá xăng cao, thì thủ phạm thực sự liên quan đến Phố Wall nhiều hơn là Đại lộ Pennsylvania.

Nguồn gốc của giá xăng cao hiện nay có thể bắt nguồn từ áp lực tài chính đối với các công ty dầu mỏ từ một thập kỷ thua lỗ nặng nề và lợi nhuận từ cổ đông thấp đã buộc họ phải thay đổi đáng kể mô hình kinh doanh của mình. Trong nhiều năm, Wall Street đã gây áp lực buộc các công ty dầu khí cắt giảm vốn đầu tư và chuyển tiền mặt của họ sang các mục tiêu tài chính như tăng cổ tức và mua lại, trả nợ, cũng như khử cacbon, sau khi cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ làm ‘đốt’ tiền và nợ nần chồng chất.

Do đó, đầu tư vào các giếng mới đã giảm 60% kể từ mức đỉnh vào năm 2014, khiến sản lượng dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn 3 triệu thùng/ngày, tương đương gần 25%, ngay khi Covid bùng phát, và sau đó không thể phục hồi nền kinh tế.

Với việc Phố Wall theo dõi sát sao ngành, đá phiến của Mỹ đang kiệt sức theo đúng nghĩa đen: theo Báo cáo năng suất khoan mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nước này có 5.957 giếng khoan nhưng chưa hoàn thành (DUC) vào tháng 7 năm 2021, mức thấp nhất trong một tháng kể từ tháng 11 năm 2017 từ gần 8.900 ở mức cao nhất năm 2019. Với tốc độ này, các nhà sản xuất đá phiến sẽ phải tăng mạnh hoạt động khoan các giếng mới chỉ để duy trì quy trình sản xuất hiện tại.

EIA cho biết sự sụt giảm mạnh DUC ở hầu hết các khu vực khai thác dầu lớn trên đất liền của Mỹ phản ánh sự hoàn thiện giếng nhiều hơn và đồng thời, ít hoạt động khoan giếng mới - bằng chứng cho thấy các công ty khai thác đá phiến đã tuân thủ cam kết khoan ít hơn. Trong khi tỷ lệ hoàn thành cao hơn của nhiều giếng đã làm tăng sản lượng dầu, đặc biệt là ở khu vực Permian, thì việc hoàn thiện giếng đã làm giảm mạnh lượng DUC dự trữ, điều này có thể làm hạn chế đáng kể tăng trưởng sản lượng dầu tại Mỹ trong những tháng tới.

Hai giai đoạn chính để đưa một giếng khoan ngang, bẻ gãy thủy lực đi vào hoạt động là khoan và hoàn thiện. Giai đoạn khoan bao gồm việc điều động một giàn khoan và đội ngũ khoan, sau đó họ sẽ khoan một hoặc nhiều giếng trên một bãi đất. Giai đoạn tiếp theo, hoàn thiện giếng, thường được thực hiện bởi một đội ngũ riêng biệt và bao gồm việc đóng nắp giếng, tráng xi măng, đục lỗ và bẻ gãy bằng thủy lực cho giếng để khai thác. Nhìn chung, thời gian giữa giai đoạn khoan và hoàn thành là vài tháng, dẫn đến lượng DUC dự trữ đáng kể mà các công ty có thể duy trì làm giếng dự trữ để quản lý việc sản xuất dầu.

Theo dữ liệu của S&P Capital IQ, 27 nhà hãng khai thác dầu lớn đã tăng gấp ba lần chi tiêu vốn từ năm 2004 đến 2014 lên 294 tỷ USD và sau đó cắt giảm xuống còn 111 tỷ USD vào năm ngoái. Một khi các giếng cũ bị đóng nắp, các giếng mới sẽ không có sẵn để lấp đầy khoảng trống sản lượng một cách nhanh chóng. Câu hỏi đặt ra là sự kiềm chế của các công ty dầu mỏ được niêm yết sẽ kéo dài bao lâu. Chi tiêu đầu tư dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 135 tỷ đô la trong năm tới, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn chưa bằng một nửa mức của năm 2014.

Ngoài việc hạn chế nghiêm trọng hoạt động khoan mới, đá phiến của Mỹ cũng giữ cam kết chi trả nhiều hơn cho các cổ đông dưới dạng cổ tức và mua lại cổ phiếu.

Một báo cáo gần đây của nhóm Accountable.us cho biết 16 trong số 24 công ty năng lượng lớn của Hoa Kỳ đã tăng cổ tức của họ trong năm nay, trong khi 11 công ty thực hiện chi trả cổ tức đặc biệt với tổng trị giá hơn 36,5 tỷ USD. Đó là một tỷ lệ chi trả khá ấn tượng khi tính đến nay lĩnh vực này đã báo cáo lợi nhuận đạt 174 tỷ đô la trong năm nay. Quả thật, "cổ tức có thể thay đổi" cho phép các công ty tăng cổ tức khi thời điểm thuận lợi và giảm xuống khi tình hình trở nên khó khăn đã trở thành một công cụ ưa thích của các công ty dầu khí.

Trong khi đó, các công ty dầu khí đã chi 8 hơn tỷ USD để mua lại cổ phần, mặc dù ExxonMobil ((NYSE: XOM) và Chevron (NYSE: CVX) đã cam kết mua lại tới 20 tỷ USD cổ phiếu trong hai năm tới. Cổ phiếu năng lượng đã tăng mạnh trong năm hiện tại, điều này có thể giải thích cho sự miễn cưỡng chi quá nhiều vào việc mua lại cổ phiếu.

Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất khiến giá dầu có khả năng duy trì ở mức cao trong năm tới lại chính là kỷ luật của OPEC.

Theo IEA, tiêu thụ dầu thô dự kiến ​​sẽ cải thiện lên 99,53 triệu thùng/ngày, tăng từ 96,2 triệu thùng/ngày của năm nay, chỉ kém một chút so với mức tiêu thụ 99,55 triệu thùng/ngày của năm 2019. Tất nhiên, điều đó sẽ còn phụ thuộc vào việc thế giới nhanh chóng kiểm soát biến thể Omicron.

Nhu cầu dầu cao hơn sẽ gây áp lực lên cả OPEC và ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ trong việc đáp ứng nhu cầu. Nhưng đừng quên rằng nhiều thành viên OPEC đã phải chật vật để tăng thêm sản lượng, trong khi ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ phải đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư để giữ giới hạn chi tiêu. Cho đến nay, ngành công nghiệp đá phiến Mỹ đã không phản ứng với giá dầu cao hơn như họ đã làm trước đây, với tổng sản lượng chỉ đạt trung bình 11,2 triệu thùng/ngày vào năm 2021 so với mức kỷ lục gần 13 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019. Sản lượng của Mỹ được dự báo sẽ chỉ tăng 700.000 thùng/ngày vào năm 2022 lên 11,9 thùng/ngày, theo phó chủ tịch phân tích cấp cao của Rystad Energy, Claudio Galimberti.

Canada, Na Uy, Guyana và Brazil có thể cố gắng thu hẹp khoảng cách cung cầu, nhưng một số chuyên gia ở Phố Wall đang tin rằng cung sẽ không đủ và giá dầu sẽ vẫn leo dốc.

Trên thực tế, Barclays đã dự đoán giá hợp đồng WTI sẽ tăng từ mức hiện tại là 73 đô la lên mức giá trung bình là 77 đô la vào năm 2022, lưu ý rằng việc chính quyền Biden bán dầu từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược không phải là một cách bền vững để hạ nhiệt giá. Barclays cho biết giá thậm chí có thể tăng cao hơn mức dự báo nếu đợt bùng phát dịch COVID-19 được giảm thiểu và do đó cho phép nhu cầu tăng hơn dự kiến.

Goldman Sachs cũng dự báo giá dầu tăng và đã dự đoán giá dầu Brent ở mức 85 USD/thùng vào năm 2023 so với mức hiện tại 76,30 USD.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM