Giá dầu giảm mạnh gần 1.8 usd/bbl vào phiên châu Á, nhưng tăng dần khi bước vào phiên châu Mỹ và vượt lên đạt mức cao trong phiên 80.56 usd/bbl. Tuy nhiên, chốt phiên đã giảm trở lại từ mức cao. Lý do chính vẫn do các nhà đầu tư cân nhắc kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu thô cua Nga và lo ngại nhu cầu ngắn hạn trước dữ liệu lạm phát của Mỹ trong tuần này.
Về cơ bản nhu cầu dầu vẫn rất mạnh mẽ.Với việc Trung Quốc mở cửa trở lại, chúng ta sẽ thấy nhu cầu nhiều hơn và Nga và OPEC có nguồn cung tương đương hoặc ít hơn, điều đó dẫn đến tăng giá.
Giá đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần sau khi Nga cho biết họ sẽ cắt giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày, tương đương khoảng 5% sản lượng, để trả đũa các biện pháp hạn chế của phương Tây áp đặt đối với xuất khẩu của nước. OPEC+ sẽ không cần họp sớm hơn dự kiến khi thị trường đang cân bằng.
Bên cạnh đó Fed đã tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, dẫn đến lo ngại động thái này sẽ làm chậm hoạt động kinh tế và nhu cầu về dầu. Nhưng điều này không ảnh hưởng nhiều khi xu hướng này giảm dần trong vài tháng qua. Bên cạnh đó, nguồn cung đã được giải tỏa phần nào khi cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu hoạt động trở lại sau động đất. Ceyhan là điểm lưu trữ dầu thô và đầu vận chuyển cho các đường ống dẫn dầu từ Azerbaijan và Iraq.
Có vẻ như đà tăng dầu đang chững lại một chút và cần các tin tức mới để đẩy lên cao hơn.
Trước diễn biến đi ngang của giá dầu thô, giá thành phẩm thứ Hai không tăng mạnh như dự đoán mà DO giảm nhẹ và xăng cũng chỉ tăng nhẹ.
Mức tăng của GBL xăng hôm qua rất mạnh vì vậy giá chiết khấu xăng cũng sẽ tăng mạnh lên mức >1000 và kết hợp với mức lời của DO khá cao cũng sẽ làm chiết khấu DO nhiều khả năng >1500.
Quỹ được báo cáo Petrolimex +2051 tỷ(13/02/2023) Pvoil -451 tỷ(30/01/2023) và với mức trích quỹ/ sử dụng quỹ như hiện nay quỹ khả năng sẽ tiếp tục đi ngang, không tăng giảm nhiều bởi trích quỹ DO đang ở mức cao.
© 2022 Bản quyền thuộc Xangdau.net. All Rights Reserved