Nhóm OPEC+ dự kiến sẽ họp vào thứ Năm tuần này để xác định mức sản lượng cho việc khai thác bắt đầu từ tháng 5 — và do giá dầu biến động cao trên 100 USD/thùng, nên quyết định của nhóm có thể là quyết định mang lại ảnh hưởng nhất của nhóm này.
Tuy nhiên, thị trường phần lớn đều giả định rằng OPEC+ sẽ tiếp tục duy trì mức tăng hạn ngạch sản xuất theo kế hoạch như trước đây là 400.000 thùng/ngày. Ít có khả năng OPEC+ đồng ý cắt giảm sản lượng hơn 400.000 thùng/ngày cho tháng 5, vì nhóm khó có thể đạt được hạn ngạch mới như vậy. Trên thực tế, khó có khả năng tăng sản lượng ngay cả ở mức 400.000 thùng/ngày mà hầu hết mọi người nghĩ rằng nhóm sẽ đồng ý, đơn giản vì nhóm vẫn chưa đáp ứng được mức hạn ngạch hiện tại, chứ chưa nói đến mức cao hơn.
OPEC+ đã cho thấy họ không quan tâm đến việc giải cứu thị trường vốn hiện đang phải chống chọi với giá dầu thô cao, điều này đã ảnh hưởng đến giá xăng - một thực tế đáng lo ngại đối với chính quyền Biden. Bất chấp những lời kêu gọi từ G7, IEA, và đặc biệt là Anh và Mỹ, Ả Rập Xê-út và UAE đều phớt lờ- cả hai đều là đồng minh trong thỏa thuận OPEC+ với Nga.
Sự miễn cưỡng rõ ràng của OPEC trong việc bơm thêm dầu không chỉ là ở Nga. UAE đã lên tiếng phản đối những người đã phỉ báng ngành công nghiệp dầu mỏ trong vài năm qua khi theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng và trừng phạt những người bây giờ kêu gọi ngành dầu mỏ bơm nhiều hơn. Bất cứ ai trên 2 tuổi đều có thể nhớ cuộc chiến giá dầu từ tháng 4 năm 2020 khi Ả Rập Xê-út và Nga bắt đầu gây ngập lụt thị trường bằng dầu sau khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ sụp đổ do virus corona làm giảm nhu cầu dầu, khiến giá rớt một cách thê thảm.
Đại sứ của UAE tại Washington đã làm rối triển vọng cuộc họp vào đầu tháng này khi ông nói rằng UAE ủng hộ việc tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC xem xét mức sản lượng cao hơn. Nhưng ngay sau đó, UAE đã ủng hộ vai trò quan trọng của Nga trong OPEC+, điều mà nhiều người coi là điềm báo về những gì sắp xảy ra: OPEC+ sẽ tiếp tục dựa vào Nga cho bất kỳ quyết định nào của nhóm.
Dấu hiệu mới nhất từ UAE xuất hiện vào ngày hôm qua, khi Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Al-Mazrouei cho biết, "Chúng tôi sẽ không bổ sung nguồn dầu nếu thị trường cân bằng và có dầu trên thị trường."
Điều này lặp lại những bình luận trước đây của OPEC khi khẳng định rằng giá dầu cao hiện nay không phải là vấn đề cơ bản về cung và cầu mà là vấn đề về địa chính trị.
UAE và Ả Rập Xê-út cũng không có khả năng thúc đẩy sản xuất — hai thành viên duy nhất có khả năng làm như vậy xét về công suất — nếu không có sự ủng hộ của nhóm vì làm như vậy sẽ vi phạm thỏa thuận OPEC+ mà họ đã nỗ lực duy trì suốt thời gian qua. Phần lớn người ta cho rằng Nga sẽ lớn tiếng phản đối bất kỳ sự gia tăng sản lượng nào vượt quá những gì mà nhóm đã lên kế hoạch.
Nguồn tin: xangdau.net