Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường không chuyển biến bởi xung đột gia tăng ở Trung Đông

Sự bế tắc chính trị ở Trung Đông giữa Qatar và các cường quốc khác ở Trung Đông đang trong tuần thứ ba, và cuộc xung đột này không có dấu hiệu suy giảm.

Ngày 5 tháng 6, Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Bahrain đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar và cũng cố gắng đóng cửa vùng đất, biển và không không phận với Qatar. Họ cáo buộc rằng Qatar là một nhà tài trợ chủ yếu cho chủ nghĩ khủng bố.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ủng hộ động thái này. "Thật không may, quốc gia Qatar đã từng là một nhà tài trợ chủ nghĩa khủng bố ở mức rất cao, và sau hội nghị đó, các quốc gia đã cùng nhau nói chuyện với tôi về việc phải chống lại Qatar về hành vi của quốc gia này," Trump phát biểu ngày 9 tháng 6. "Tôi quyết định, cùng với Ngoại trưởng Rex Tillerson, các tướng lĩnh vĩ đại và quân đội của chúng tôi, đã đến lúc kêu gọi Qatar chấm dứt việc cung cấp tài chính - họ phải chấm dứt các khoản tài trợ đó - và hệ tư tưởng cực đoan của họ về việc cugn cấp tài chính này."

Dĩ nhiên, có nhiều điểm khác biệt so với các liên kết khủng bố của Qatar - căng thẳng giữa Qatar và Saudi Arabia sâu sắc hơn nhiều. Qatar đã ủng hộ những cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập vào năm 2011, gây ra sự phẫn nộ mạnh mẽ của các chế độ quân chủ và nhà cầm quyền khác trong khu vực này. Qatar có một mối quan hệ thân thiện với Iran, một đối thủ chính của Saudi Arabia. Cũng có một cuộc cạnh tranh về quyền lực trong khu vực này. Không cần phải nói, nó đang rất phức tạp.

Căng thẳng đang nóng lên. Để cho thấy sức mạnh quân sự của mình, Qatar đã tổ chức tập trận vào ngày 19 tháng 6 với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Như thường lệ thì trường hợp của chính quyền Trump, đã có những tín hiệu trái chiều từ Washington. Tổng thống Trump đã ủng hộ mạnh mẽ sự cô lập Qatar về những khoản tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, bỏ qua thực tế là mặc dù mối quan hệ phức tạp, Qatar vẫn là một đồng minh của Mỹ theo nhiều cách. Không chỉ Mỹ có một căn cứ quân sự lớn ở Qatar, Qatar còn là trụ sở chính của Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ. Vị trí này rất quan trọng đối với chiến dịch của Mỹ nhằm chống lại ISIS, trong số các mục tiêu an toàn khác. Hơn nữa, Lầu Năm Góc vừa ký kết hợp đồng trị giá 12 tỷ USD với Qatar vào tuần trước. Không lâu sau những bình luận công khai của Trump, Lầu Năm góc cảm thấy cần đưa ra một tuyên bố cám ơn Qatar về việc tiếp đón 10.000 binh lính Mỹ.

Mỹ có bạn bè và tài sản quân sự ở cả hai phía của cuộc chiến này, điều đó có nghĩa là Washington sẽ cố gắng làm giảm căng thẳng, bất chấp lời bình luận của Tổng thống Trump. Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của tình hình, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Rex Tillerson đã huỷ bỏ chuyến đi dự kiến ​​tới Mexico để cố gắng giải quyết xung đột.

Cho đến nay, xung đột này vẫn chưa gây ra sự gián đoạn lớn trong dòng chảy dầu mỏ và khí đốt. Qatar Petroleum trong những ngày gần đây cho biết rằng sẽ không cắt giảm xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang UAE, mặc dù có lựa chọn hợp pháp để làm như vậy. "Cuộc vây hãm mà chúng tôi đối mặt hiện nay là một tình huống bất khả kháng và chúng ta có thể đóng cửa đường ống dẫn khí đến UAE," giám đốc điều hành Qatar Petroleum phát biểu trên Al Jazeera vào ngày 18 tháng 6. "Nhưng nếu cắt giảm khí đốt, nó sẽ làm hại đến UAE và người dân UAE, những người được coi là anh em ... chúng tôi quyết định sẽ không cắt giảm khí đốt vào lúc này," ông nói trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào Chủ nhật.

Nhưng các chuyên gia khu vực không thấy cuộc xung đột này sẽ sớm biến mất. Một trận chiến kéo dài làm tăng cơ hội leo thang thành các cuộc trả đũa lẫn nhau cuối cùng dẫn đến một số gián đoạn cung cấp. Qatar là nước xuất khẩu LNG lớn nhất trên thế giới và cũng là một nhà sản xuất dầu không tầm thường và là thành viên chủ chốt của OPEC. Gần đây, Qatar đã định tuyến lại một số tàu chở  LNG ra khỏi kênh đào Suez của Ai Cập.

Một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn sẽ có những tác động rất lớn đối với giá dầu, mặc dù không chắc nó sẽ là tích cực hay tiêu cực. Trường hợp tăng giá rõ ràng hơn: bất kỳ sự gián đoạn nguồn cung nào cũng sẽ đẩy giá dầu lên cao, và ảnh hưởng đến thị trường LNG thậm chí còn lớn hơn nữa. Một cuộc chiến công khai giữa nhiều quốc gia Trung Đông - cho đến nay là một viễn cảnh còn xa – nhưng sẽ là thảm khốc. Jean-Francois Seznec, thuộc Trung tâm Năng lượng Toàn cầu của Hội đồng Đại tây Dương ở Mỹ, nói với Al-Jazeera: "Nếu xung đột phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự ... tôi dự đoán giá dầu sẽ tăng lên khoảng 150 USD một thùng dầu.”

Trường hợp giảm giá là phản trực giác, mặc dù khá rõ ràng khi bạn nghĩ về nó. Một cuộc xung đột khu vực, đặc biệt nếu căng thẳng giữa Saudi Arabia và Iran, có thể dẫn đến sự tan rã trong mối quan hệ hợp tác OPEC. Nghĩa là, tất cả mọi người một lần nữa bắt đầu sản xuất càng nhiều càng tốt. Điều đó có thể là tiêu cực cho giá dầu.

Tuy nhiên, thật khó tưởng tượng một cuộc tấn công xâm lược của quân đội Saudi Arabia vào lãnh thổ Qatar mà không cần có sự đồng ý của Washington, điều này làm cho chính sách của Mỹ trở nên quan trọng. Tin tức cho thấy ngoại trưởng Tillerson đang ưu tiên cho việc làm giảm bớt căng thẳng là một dấu hiệu tích cực cho thấy mọi thứ sẽ không bị ngoài tầm kiểm soát.

Có thể đó là lý do tại sao các thị trường dầu mỏ cho đến nay đã phản ứng lại bằng cách tỏ ra không quan tâm đến cuộc xung đột ở Trung Đông.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM