Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường dầu thô cho thấy xu hướng tăng giá như thế nào, nhưng sự thật có thể không phải như vậy

Niềm tin  thường là một khái niệm hơi mơ hồ, nhưng dường như các thị trường dầu thô đang ngày càng lạc quan về triển vọng giá cao hơn.

Tâm trạnh lạc quan này tại một hội nghị công nghiệp lớn diễn ra trong tuần này ở Singapore là một sự thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây, với một số bài trình bày lạc quan, thảo luận nhóm và các cuộc trò chuyện không công khai cho thấy giá cả có xu hướng tăng hơn là giảm.

Bình luận tích cực nhất tại Hội nghị Dầu khí Châu Á Thái Bình Dương (APPEC) là từ hãng buôn hàng hóa Trafigura, với giám đốc bộ phận rủi ro thị trường của tập đoàn này, Ben Luckock, đã nói rằng thời đại giá thấp hơn nữa và lâu hơn sắp kết thúc, và thị trường sẽ hụt cung từ 2 đến 4 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm 2019.

Ông Luckock đã nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư khác tại hội nghị của S&P Global Platts này đang lạc quan về một chu kỳ tăng giá mới đang bắt đầu.

Tuy nhiên, đầu đó bên dưới các quan điểm lạc quan là một viễn cảnh rất khác xuất hiện.

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​điện tử của các thành phần tham gia hội nghị này cho thấy phần lớn gần 70 phần trăm tin rằng giá dầu sẽ vẫn nằm trong phạm vi 50-60 USD/thùng cho năm 2018, chỉ có 10% dự đoán giá sẽ bứt phá tăng.

Phạm vi đó về cơ bản là khu vực giá dầu hiện nay, với Brent ở mức 57,64 USD/thùng và West Texas Intermediate của Mỹ ở mức 51,99 USD trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á hôm Thứ Năm.

Nếu bạn muốn lấy đi một ấn tượng về hội nghị APPEC, sự kiện dầu quan trọng nhất của châu Á, sẽ là những người tham gia thị trường cảm thấy tốt hơn về tình trạng thị trường dầu thô, nhưng lại không có nhiều niềm tin rằng giá duy trì xu hướng tăng ổn định.

Đó là phần lớn bởi vì những rủi ro cho một xu hướng tăng giá bền vững dường như lớn hơn các động lức thúc đẩy giá hiện nay.

Có ba khu vực chính của nguy cơ không chắc chắn đang che mờ triển vọngh giá dầu, hai về phía cung và một về hướng nhu cầu.

Về nguồn cung, liệu Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ gia hạn cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày của họ sau tháng 3 năm 2018 hay không là một sự không chắc chắn chủ chốt.

Mặc dù có những tranh cãi về hiệu quả của việc cắt giảm này đang thật sự tái cân bằng thị trường, bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy OPEC và các đồng minh, bao gồm cả nước xuất khẩu khổng lồ  Nga, sẽ chấm dứt việc tuân thủ sản xuất, sẽ khiến giá giảm.

Cũng có lo ngại về mức tuân thủ cao trong cam kết cắt giảm mà OPEC tuyên bố sẽ bắt đầu sẽ giảm dần nếu giá Brent tăng trên 60 USD một thùng và có dấu hiệu duy trì ở khu vực giá đó.

Dầu đá phiến Mỹ là người phá rối chính của thị trường giá tăng

Vấn đề nguồn cung thứ hai chính là các nhà khai thác dầu đá phiến ở Mỹ có thể phản ứng lại với giá cao hơn nhanh đến mức nào và mức độ ảnh hưởng của bất kỳ sản lượng bổ sung nào có thể tác động thị trường toàn cầu như thế nào.

Mặc dù có sự nhất trí về quan điểm cho rằng các nhà sản xuất dầu mỏ ở Mỹ có khả năng tăng sản lượng của họ trong một thời gian ngắn, nhưng sự nhất trí về khả năng khu vực Gulf Coast Mỹ có đủ cơ sở hạ tầng xuất khẩu để xử lý các hàng tăng vọt thì ở mức thấp hơn.

Chỉ có Cảng Louisiana Offshore Oil Port có khả năng tải các tàu chở dầu lớn nhất, và nó chỉ có thể bắt đầu vào đầu năm tới.

Hiện tại xuất khẩu dầu thô của Mỹ một là bằng các tàu chở dầu nhỏ hơn, có chi phí vận chuyển tương đối tốn kém trên các tuyến đường dài đến châu Á, hoặc là các lô hàng được vận chuyển trên biển đến một con tàu chở dầu lớn hơn, một quy trình có thể tăng phí tàu biển thêm 2 USD/thùng để vận chuyển chi phí tới khu vực tiêu thụ dầu lớn Châu Á.

Về phía cầu, rõ ràng là các sản phẩm chưng cất trung gian đã dẫn đến giá cả tăng cao trong năm nay nhờ vào sự tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ từ các khách hàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ.

Janet Kong, giám đốc điều hành, nguồn cung và kinh doanh Đông Bán Cầu của BP, nói trong một hội nghị tại Singapore hôm thứ Ba rằng nhu cầu tiêu thụ tăng sẽ thúc đẩy việc tiêu thụ dầu thô lên 1,6 đến 1,7 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Nhưng liệu sự tăng trưởng nhu cầu này có bền vững cũng là một điểm không chắc chắn quan trọng, với những nghi ngờ về việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ tiếp tục kích cầu hay liệu họ sẽ giảm chi tiêu cơ sở hạ tầng và chi tiêu xây dựng, vốn đang kích thích sức tiêu thụ nhiên liệu.

Nhìn chung, tâm lý lạc quan đang tăng lên trên thị trường là một đặt cược rằng các kho dự trữ dầu mỏ toàn cầu sẽ tiếp tục cạn kiệt như là kết quả của chính sách cắt giảm sản lượng của OPEC và nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ hơn, và quá trình này sẽ xảy ra nhanh hơn so với tốc độ các nhà sản xuất đá phiến Mỹ và các nhà sản xuất bên ngoài không tham gia thỏa thuận OPEC có thể đưa nguồn cung mới và vào thị trường.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM