Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường dầu thế giới ngày 05/01/2009: giá dầu giảm còn 48,77 USD/thùng

Giá dầu thô kỳ hạn tại Mỹ vững vào sáng nay 06/01/2009 sau khi tăng hơn 5% vào phiên trước đó do cuộc chiến leo thang giữa Israel và Palestin và tranh chấp giữa Nga và Ukraina về khí đốt tự nhiên.

Giá dầu thô kỳ hạn tại Mỹ sáng nay giảm 4 cent hay 0,1% còn 48,77 USD/thùng sau khi tăng 2,47 USD hay 5,3% so với ngày đầu tuần.

Giá dầu đã tăng từ mức 35 USD/thùng kể từ khi Israel bắt đầu tiến đánh giải Gaza trong ngày 27/12, khiến người ta lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Trung Đông.

Hiện chiến sự tại chưa đe dọa trực tiếp đến nguồn cung dầu từ khu vực này, nhưng đây là nơi cung ứng 1/3 nguồn dầu thô cho thị trường thế giới.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cũng đã hé lộ khả năng cắt giảm sản lượng trong thời gian tới. Trong nửa cuối năm 2008, OPEC đã cắt giảm hơn 4 triệu thùng/ngày trong nỗ lực ngăn chặn dầu tụt giá do cung vượt cầu.

Hiện Bộ Năng lượng Mỹ khẳng định sẽ bắt đầu tái xây dựng kho dự trữ dầu khẩn cấp, thông tin này đã đẩy gía dầu tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến, trong quý đầu của năm nay, cơ quan này sẽ mua khoảng 12 triệu thùng xăng cho kho dự trữ chiến lược, và trong các quý sau sẽ tiếp tục tăng nguồn dự trữ.

Giá dầu bị đẩy lên một phần do những tranh cãi giữa Nga và Uk
raine về giá khí đốt. Theo thông báo của 4 nước Đông Âu (gồm Bulgaria, Ba Lan, Romania và Hungari), những quốc gia phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khí đốt từ Nga, việc Nga ngừng hoàn toàn cung cấp khí đốt cho Ukraine, do bất đồng giữa hai bên về hợp đồng khí đốt mới, làm giảm 30% nguồn cung khí đốt từ Nga tới châu Âu đi qua lãnh thổ Ukraine.

Cuộc chiến khí đốt Nga - Ukraine trong những ngày đầu năm mới vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, thậm chí ngày càng gia tăng nguy cơ lặp lại kịch bản năm 2006 khi châu Âu rơi vào tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông giá rét do Nga cắt nguồn cung ứng khí đốt cho Ukraine.
 
(Vinanet)

ĐỌC THÊM