Căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục gia tăng sau khi các tàu chở dầu bị tấn công ở Vịnh Oman, nhưng các trader dầu dường như không còn chú ý tới vấn đề này nữa.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công vào tàu chở dầu và sẽ kêu gọi sự ủng hộ cho các biện pháp mạnh mẽ hơn để cô lập chính phủ Iran. Lầu Năm Góc cũng công bố những bức ảnh mới để củng cố bằng chứng rằng Iran đứng sau vụ tấn công này.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bằng chứng này là không đủ để đưa ra bất kỳ kết luận nào. Người đứng đầu Liên Hợp Quốc yêu cầu một cuộc điều tra độc lập để tìm ra sự thật, một động thái đã giành được sự khen ngợi từ các chính phủ khác trên thế giới. “Rất quan trọng để biết được sự thật và quan trọng là trách nhiệm được làm rõ. Rõ ràng điều đó chỉ có thể được thực hiện nếu có một tổ chức độc lập xác minh những sự thật đó”, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres phát biểu với các phóng viên hôm thứ Sáu.
Các quan chức Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn chiến tranh, nhưng họ dường như bị mắc kẹt trong một vòng xoáy leo thang. Iran cho biết hôm thứ Hai rằng việc làm giàu uranium của họ sẽ vi phạm các giới hạn được quy định trong hiệp ước hạt nhân năm 2015 và kêu gọi châu Âu giúp nước này né được trừng phạt của Mỹ. Sau khi chính quyền Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm ngoái và áp đặt nhiều đợt trừng phạt, Iran đã không thể tiếp cận được bất kỳ lợi thế nào của thỏa thuận hạt nhân trong khi vẫn bị giới hạn trong các điều khoản của mình.
Chính quyền Trump đang đặt cược rằng bằng cách dồn Iran vào góc tường và buộc nước này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận, họ có thể coi Iran là kẻ xấu, một chiến lược mà có thể sẽ mang lại kết quả. Giống như chính sách đối ngoại của Mỹ đang được thúc đẩy bởi những người cứng rắn, chu trình của sự xung đột mang lại lợi ích cho những người kiên định lập trường ở Tehran. Khi mỗi bên gia tăng sự mạo hiểm để có được kết quả tốt hơn thì bất kỳ con đường tắt nào có thể có từ cuộc xung đột sẽ ngày càng xa tầm với.
Trong khi phần lớn châu Âu đã bất hòa với Washington về thỏa thuận hạt nhân, thậm chí còn cố gắng thành lập một tổ chức tài chính đặc biệt để cho phép các công ty châu Âu làm ăn với Iran, thì một số quan chức châu Âu bắt đầu tin rằng họ có thể đấu tranh để duy trì Hiệp ước hạt nhân.
Iran muốn châu Âu mua dầu của mình, nhưng vì EU không thể, Iran có thể bắt đầu rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. “Vì người châu Âu không thể làm điều này mà không vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ, nên có nguy cơ thỏa thuận hạt nhân sẽ bị phá vỡ”, Commerzbank viết trong một ghi chú. Kết quả là, điều đó, đưa ra một cái cớ để chính quyền Trump có động thái leo thang tiếp theo.
Chỉ trong tuần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo chính phủ Iran không vi phạm các điều khoản của thỏa thuận. “Chúng tôi đang thúc đẩy Iran tuân thủ (hiệp ước hạt nhân) - nếu không phải như vậy, tất nhiên sẽ có hậu quả”, bà Merkel phát biểu.
Với tất cả những gì đã nói, chính phủ Hoa Kỳ rõ ràng có sự bất đồng nội bộ về chính sách của mình đối với Iran, dẫn đến sự bối rối và thông điệp trái chiều. Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã liên tục kêu gọi thay đổi chế độ, trong khi chính quyền Trump phủ nhận đó là chính sách chính thức. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có một lập trường mang nhiều sắc thái hơn một chút, trong đó kêu gọi Tehran thay đổi hành vi của họ. Tuy nhiên, chiến lược của Pompeo, dường như chắc chắn cũng sẽ dẫn đến thay đổi chế độ vì nó đòi hỏi một danh sách hàng tá yêu cầu mà Iran không thể đáp ứng.
Trong khi đó, chính bản thân Trump lại tỏ ra ít hào hứng với chiến tranh. Ông đã gửi một thông điệp thông qua Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Có lẽ, Trump đang tìm hiểu về việc đàm phán, điều mà Khamenei đã bác bỏ.
Tuy nhiên, gần đây nhất, Trump đã ít quan trọng hơn về các cuộc tấn công tàu chở dầu, chính sự cố này dường như đang đẩy cả hai bên đến gần với xung đột hơn bao giờ hết. Trong một cuộc phỏng vấn với TIME, Trump nói rằng các cuộc tấn công tàu chở dầu là “rất nhỏ”, mặc dù ông nói thêm rằng ông quan tâm nhiều hơn đến chương trình hạt nhân.
Ông cho biết trong khi ông nghĩ Iran đứng sau các cuộc tấn công vào tàu chở dầu, thì ông thấy Iran ít đối đầu với Hoa Kỳ hơn là dưới thời chính quyền Obama. Việc mô tả đặc điểm đó đó chắc chắn là mâu thuẫn với quan điểm từ Ngoại trưởng và cố vấn an ninh quốc gia của ông.
Khi được hỏi liệu ông có đang xem xét hành động quân sự chống lại Iran hay không, Trump nói với TIME, “tôi sẽ không nói điều đó. Tôi không thể nói điều gì hết”.
Tuy nhiên, nếu không có bất kỳ kế hoạch đàm phán nào, thì khả năng xung đột là rất cao. “Mỹ và Iran đều đang cáo buộc lẫn nhau về việc đứng đằng sau các cuộc tấn công. Trong khi đó, Mỹ đã đưa thêm 1.000 quân tới khu vực khủng hoảng. Mặc dù không bên nào muốn bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào, tuy nhiên, khả năng điều này xảy ra - thông qua sự bất cẩn hoặc một loạt các trường hợp đáng tiếc - không thể được loại trừ hoàn toàn”, Commerzbank viết trong một ghi chú.
Tuy nhiên, ngoài sự tăng giá ban đầu vào tuần trước sau các cuộc tấn công tàu chở dầu, giá dầu hầu như không chú ý tới. Trên thực tế, giá đã tăng vọt vào thứ Ba, tăng gần 4% trong giao dịch giữa ngày. Nguyên nhân? Trump đã tweet rằng ông và Tập Cận Bình đã chuẩn bị để gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20, làm tăng hy vọng về một bước đột phá trong cuộc chiến thương mại.
Hoa Kỳ và Iran đang ở tình huống khó khăn, nhưng thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu quan tâm nhiều hơn đến suy thoái kinh tế.
Nguồn tin: xangdau.net