Nền kinh tế toàn cầu suy yếu và tăng trưởng nhu cầu dầu chậm lại, cùng với sản xuất đá phiến của Mỹ ngày càng tăng, đã đẩy câu chuyện thừa cung dầu lên hàng đầu trong giới truyền thông và nhà phân tích thành sự chú ý trong năm nay.
Tuy nhiên, trong một vài năm, mối quan tâm hàng đầu trên thị trường dầu cũng rất có thể là nguồn cung dầu không đủ để đẩy giá cao hơn.
Tình trạng dư cung kéo dài đã khiến OPEC đẩy mạnh việc cắt giảm sản lượng cho đến năm tới và thay vào đó là những lo ngại về tình trạng khủng hoảng nguồn cung toàn cầu sắp xảy ra do thiếu sự đầu tư kéo dài trong việc bổ sung trữ lượng dầu truyền thống.
Tình trạng dư cung dai dẳng và nhu cầu chững lại đã khiến giá dầu giảm trong hầu hết năm nay. Tuy nhiên, giá dầu thấp hơn cũng đã bắt đầu thách thức tốc độ tăng trưởng của nguồn tăng nguồn cung dầu lớn nhất trên thế giới- đó là đá phiến.
Sản lượng dầu của Mỹ dự kiến sẽ tăng trong vài năm tới, nhưng nó có thể đạt đỉnh vào đầu những năm 2020, Rob Pinkerton, cộng tác viên của Seeking Alpha lập luận. Theo chuyên gia ngành dầu mỏ Pinkerton, đá phiến của Mỹ sẽ khoan hết phần lớn trữ lượng có thể khai thác vào năm 2024, để lại một khoảng trống trong nguồn cung dầu toàn cầu mà chỉ những nguồn tài nguyên ngoài khơi truyền thống mới được phát hiện mới có thể lấp đầy đến một mức độ nào đó.
Các tổ chức quốc tế cũng dự báo sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020- mặc dù hầu hết dự đoán đó sẽ là vào cuối những năm 2020. Các tổ chức, nhà phân tích và các công ty dầu khí quốc gia lớn của các OPEC đã cảnh báo trong một vài năm rằng khoảng trống về nguồn cung có thể mở ra chỉ sau vài năm do đầu tư thấp sau vụ sụp đổ giá dầu năm 2014.
Sự tăng trưởng chậm lại của đá phiến Mỹ thêm vào câu chuyện rằng một cuộc khủng hoảng nguồn cung toàn cầu sẽ diễn ra trong nửa thập kỷ hoặc thậm chí sớm hơn, ngay cả khi OPEC và các đồng minh hiện đang cố gắng xóa bỏ tình trạng thừa cung toàn cầu trong bối cảnh lo ngại tăng trưởng nhu cầu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) gần đây đã điều chỉnh ước tính tăng trưởng nhu cầu cho năm 2019, giảm 100.000 thùng/ngày xuống còn 1,1 triệu thùng/ngày, sau khi thấy rằng từ tháng 1 tới tháng 5, tăng trưởng nhu cầu chỉ là 520.000 thùng/ngày, mức tăng thấp nhất trong giai đoạn kể từ năm 2008.
Nhưng IEA cũng dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2025 và “sau đó, với ước tính hiện tại của chúng tôi về nguồn tài nguyên có thể khai thác, sản lượng bắt đầu giảm dần”.
Nhiều trong số những khu vực có hiệu suất cao nhất ở Mỹ sẽ có dấu hiệu cạn kiệt vào giữa những năm 2020. “Điều này có nghĩa là giếng được khoan trung bình vào năm 2025 có hiệu suất kém hơn so với hiện nay và do đó, một số lượng lớn hơn các giếng cần phải được hoàn thành để duy trì hoặc tăng sản lượng”, theo IEA.
Trong Triển vọng dầu thế giới mới nhất của mình, OPEC dự báo nguồn cung ngoài OPEC đạt đỉnh vào cuối những năm 2020, chủ yếu là do dầu đã phiến của Mỹ.
Mặt khác, tiêu thụ dầu toàn cầu sẽ tiếp tục tăng, ít nhất là trong thập kỷ tới, do nhu cầu từ hóa dầu, vận tải và hàng không. Ngành dầu mỏ sẽ cần phải tăng gấp đôi số dự án dầu truyền thống được phê duyệt để đáp ứng sự tăng trưởng dự kiến này, IEA cho biết trong Triển vọng năng lượng thế giới mới nhất của họ từ tháng 11 năm ngoái.
“Nếu không có sự gia tăng trong đầu tư, sản xuất đá phiến của Mỹ, vốn đã và đang được mở rộng với tốc độ kỷ lục, sẽ phải thêm hơn 10 triệu thùng mỗi ngày từ hôm nay đến năm 2025, tương đương với việc thêm một nước Nga nữa vào nguồn cung toàn cầu trong bảy năm - đó sẽ là một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử,” IEA lưu ý.
Nhưng với sự tăng trưởng đá phiến đang chậm lại, và đầu tư vào dầu truyền thống vẫn còn thấp hơn nhiều so với 5 năm trước, một khoảng trống nguồn cung có thể mở ra ngay khi đầu những năm 2020.
Mặc dù có sự gia tăng trong chi tiêu toàn cầu đối với việc khai thác dầu khí, nhưng sự phục hồi trong thăm dò và khai thác chậm hơn và ít hơn so với các chu kỳ trước đó, với mức đầu tư hiện tại không đủ để đáp ứng sự tăng trưởng nhu cầu trong tương lai, hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie cho biết vào tháng 10 năm ngoái.
IEA đã ước tính rằng đầu tư vào upstream toàn cầu sẽ đạt 50 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, tăng 6% về mặt danh nghĩa từ năm 2018. Tuy nhiên, ba năm chi tiêu cao hơn một cách khiêm tốn vẫn khiến con số này thấp hơn gần 300 tỷ đô la so với mức đỉnh của năm 2014, Cơ quan này cho biết trong báo cáo Đầu tư Năng lượng Thế giới 2019.
Đầu tư thăm dò cũng có thể sẽ thay đổi góc độ- sau nhiều năm suy giảm, đầu tư vào thăm dò dự kiến sẽ tăng 18% lên 60 tỷ USD vào năm 2019, theo IEA, cơ quan này lưu ý rằng mặc dù đầu tư cho thăm dò dự kiến tăng, nhưng phần góp vào thăm dò trong tổng đầu tư thượng nguồn vẫn chỉ gần một nửa mức trong năm 2010.
Bất chấp tình trạng dư cung toàn cầu hiện nay, tình trạng thiếu hụt dầu có thể xuất hiện - do tăng trưởng đá phiến chậm lại và đầu tư vào các nguồn tài nguyên dầu truyền thống sụt giảm.
Nguồn tin: xangdau.net