Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường dầu mỏ sẽ phải vượt qua tình huống tồi tệ nhất

Đó là một tuần mà ngành dầu mỏ sẽ muốn quên đi, nhưng có rất ít cơ hội để các nhà hoạch định chính sách năng lượng sẽ được phép làm như vậy. Tình huống tồi tệ với các lực tiêu cực tác động lên các chuẩn dầu thô toàn cầu dường như sẽ tiếp tục trong tương lai gần.

Tuần này, Saudi Aramco, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, sẽ tổ chức cuộc họp lần đầu tiên với các nhà đầu tư. Chương trình nghị sự sẽ bao gồm kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2019, triển vọng cho đợt chào bán cổ phiếu lần đầu được chờ đợi từ lâu và tiến trình sáp nhập chuyển đổi với Sabic.

Nhưng giá dầu đang giảm mạnh, và những biện pháp mà Aramco có thể thực hiện để ngăn chặn sự trượt giá này, có lẽ sẽ là câu hỏi số một trong tâm trí những người tham gia.

Sẽ có tin tốt từ Aramco trong hầu hết các lĩnh vực. Giám đốc điều hành Amin Nasser sẽ có thể chứng minh bằng những con số biết nói rằng gã khổng lồ dầu mỏ Saudi có thể sinh lãi như thế nào, ngay cả trong thời kỳ hỗn loạn trong ngành năng lượng, và có lẽ sẽ nhấn mạnh sự thật rằng việc sáp nhập Sabic gần như đã hoàn tất - một bước quan trọng đối với IPO.

Nhưng giá dầu đang nằm ngoài tầm kiểm soát của anh ta. Kể từ giữa tháng 7, nó đã giảm khoảng 20% ​​- dầu thô Brent ở mức 57 USD/thùng vào thứ Sáu - và một số quan điểm giảm giá nhiều nhất trong ngành tin rằng nó có thể còn giảm hơn nữa, thậm chí xuống còn 30 USD ở kịch bản tồi tệ nhất, theo các nhà phân tích tại Bank of America Merrill Lynch.

Địa chính trị là lý do chính. Những loạt súng mới nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung - với việc Washington áp đặt nhiều lệnh trừng phạt hơn và Bắc Kinh để cho đồng tiền của họ mất giá hơn nữa trên thị trường ngoại hối - khiến thị trường dầu mỏ bị đe dọa và với lý do chính đáng.

Các thương nhân coi mối đe dọa mới nhất đối với thương mại thế giới là một tiêu cực lớn đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Đã có những dấu hiệu quan trọng cho thấy cuộc đối đầu hai năm giữa Mỹ và Trung Quốc đang tác động đến dự báo tăng trưởng thế giới, và bất kỳ sự suy giảm nào trong sản xuất công nghiệp đều đồng nghĩa với nhu cầu dầu ít hơn.

Triển vọng nhu cầu giảm - Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã hạ dự báo cho thời gian còn lại của năm 2019 - là yếu tố lớn đằng sau sự sụt giảm giá dầu gần đây.

Nỗi sợ hãi rằng các cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, cho đến nay phần lớn bị giới hạn bởi hàng loạt thuế quan đối với thương mại giữa hai nước, có thể tràn vào thị trường ngoại hối, đặc biệt là khiến thị trường dầu mỏ hoảng sợ. Đồng Nhân dân tệ suy yếu có nghĩa là đồng đô la mạnh hơn, mà theo thông lệ thường gây áp lực giảm lên giá dầu thô được định theo USD.

Căng thẳng trong khu vực gia tăng ở vùng Vịnh cũng đóng một vai trò lớn. Thông thường, bất kỳ mối đe dọa nào đối với an ninh khu vực sẽ làm tăng giá dầu, vì các thương nhân bắt đầu lo lắng về an ninh nguồn cung thông qua Eo biển Hormuz.

Nhưng lần này có quá nhiều dầu thô trên thị trường thế giới đến nỗi giá không phản ứng với những hành động gây hấn hơn nữa của người Iran ở vùng biển vùng Vịnh. Trên thực tế, khả năng Trung Quốc có thể leo thang đối đầu với Mỹ bằng cách mua thêm dầu Iran - bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ - là một áp lực gây giảm giá lớn khác.

Thế giới có tất cả dầu mà nó muốn trong hoàn cảnh hiện tại. Ngành đá phiến Mỹ, vốn đã làm cho nước này tự cung tự cấp và trở thành nhà xuất khẩu lớn, không có dấu hiệu chậm lại, mặc dù một số chuyên gia tin rằng cuối cùng nó cũng sẽ đụng phải một rào cản tài chính hoặc địa chất.

Trước tình huống xấu nhất về lo ngại kinh tế, địa chính trị và cung ứng, những sự lựa chọn của bất kỳ nhà sản xuất nào, thậm chí một nhà sản xuất lớn như Ả Rập Saudi, đều bị hạn chế.

Vương quốc Saudi, với tư cách là nước xuất khẩu lớn nhất trong OPEC, đã thực hiện cắt giảm nhiều hơn phần của mình để giảm nguồn cung, và cùng hợp tác với Nga, nhà sản xuất dầu lớn nhất toàn cầu, tiếp tục giảm sản lượng.

Nhưng bất kỳ việc cắt giảm đơn phương nào hơn nữa cũng sẽ làm suy yếu nền kinh tế Saudi, vốn vẫn bị chi phối bởi doanh thu năng lượng cho dù có các chiến lược đa dạng hóa – và hầu hết các nền kinh tế vùng Vịnh cũng như vậy.

Vì vậy, triển vọng cho thị trường dầu là ảm đạm. Các nhà sản xuất lớn, dẫn đầu là Ả Rập Saudi và Nga, có lẽ sẽ phải ngậm bồ hòn làm ngọt cho đến khi cơn bão kinh tế và địa chính trị toàn cầu thuyên giảm.

Vấn đề là không ai chắc chắn điều đó sẽ xảy ra trong tương lai gần.

Nguồn tin: xangdau.net/ Arab News

ĐỌC THÊM