Kể từ nửa cuối năm 2014, thị trường dầu mỏ đã bị thống trị bởi 'bear' không thể theo kịp được kỳ vọng của các nước xuất khẩu dầu. Bất chấp cắt giảm sản lượng và nhu cầu tiêu thụ thị trường để tăng sản xuất, các nguyên tắc cơ bản của điều kiện kinh tế cơ bản tiếp tục định hướng giá dầu trong khi nhu cầu ngày càng tăng đã không vượt qua được cung thừa trong ngắn hạn.
Thị trường dầu đi ngang hiện nay đã gây ra một số lo lắng cho các nước xuất khẩu dầu với mức giá trì trệ từ nửa cuối năm 2014, dẫn đầu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) phải can thiệp, quyết định giảm sản lượng 1,2 triệu thùng mỗi ngày vào tháng 11 năm ngoái , và đã được gia hạn vào tháng 5 năm nay cùng với sự hợp tác với các nhà sản xuất không thuộc OPEC. Quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC lần đầu tiên trong tám năm đã chấm dứt thị trường tự do và tái thiết đặt sự kiểm soát trường. Tuy nhiên, kể từ khi giá vẫn đang phải chật vật để đạt tới 50 USD, quyết định của nhóm này đã đặt ra các câu hỏi về các quy tắc thị trường đối với "vàng đen".
Chuyên gia phân tích thị trường dầu mỏ Olivier Lejuene của IEA cho biết sản lượng và nhu cầu tiêu thụ đang là động lực chính của thị trường dầu mỏ, ông cũng nói thêm rằng giá sẽ tiếp tục điều khiển thị trường này trong vài ngày tới.
"Các quyết định của OPEC có thể đẩy giá lên và xuống trong vài tháng, nhưng cuối cùng kinh tế sản xuất và nhu cầu luôn luôn tự tái khẳng định," ông Lejeune lưu ý, cho hay rằng tình huống này đã trở nên rõ ràng trong những tháng gần đây khi quyết định ban đầu của OPEC khiến giá tăng 10 USD trước khi sản xuất dầu đá phiến và dầu khác kéo giá đi xuống hồi tháng 3. "Giá hiện đã quay trở lạikhu vực của nó trước khi có thỏa thuận OPEC, và các thương nhân đang kêu gọi 'cắt giảm nhiều hơn nữa' để hỗ trợ giá cả," ông nói.
Vào ngày 11 tháng 7 năm 2008, giá dầu đã đạt mức cao kỷ lục ở mức 147,27 USD/thùng trong hai ngày, làm dấy lên hoạt động đầu cơ cho các hợp đồng giao dịch dầu trong tương lai. Vào thời điểm đó, hầu hết các chuyên gia cho rằng việc đầu cơ vào thị trường sẽ không có tác động sâu sắc đến giá cả hàng hóa, dẫn đến một phản ứng từ OPEC khiến cho Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai Mỹ (CFTC) tiến hành điều tra các hợp đồng tương lai, và đi đến kết luận rằng thao tác đó đã không có một tác động đáng kể đến giá cả, mà chính là các điều kiện thị trường, nơi nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng nhanh chóng của nhiều thập kỷ trước đó.
Động lực thị trường luôn tồn tại, và trong giai đoạn này, các quy tắc cơ bản của kinh tế đã diễn ra. Các thị trường đang phải chật vật để tìm cách cân bằng giữa cung và cầu. Các tình huống không ổn định liên quan đến sản lượng dầu ở Nigeria, kết quả của các cuộc đình công của người lao động và các vụ tấn công khủng bố, đã có ảnh hưởng lớn đến nguồn cung, trong khi nước châu Phi này trước đây là một trong những nhà sản xuất dầu lớn nhất trên thế giới với công suất sản xuất 2,6 triệu thùng mỗi ngày - cùng với cuộc khủng hoảng ở Iraq - dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong nguồn cung. Cũng tương tự như vậy, cuộc xung đột về lao động và quốc hữu hóa ở Venezuela, nơi Exxon Mobil bị buộc ngừng sản xuất cũng đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể về nguồn cung.
Trong khi ngành dầu khí đã chứng kiến thời kỳ hoàng kim của mình trong nửa đầu năm 2008, ngành này đã suy thoái vào nửa cuối của năm đó do một trong những cuộc suy thoái lớn nhất thế giới, gây ra bởi sự sụp đổ của các thị trường tài chính khiến giá dầu sụt giảm xuống dưới 40 USD. Một lần nữa trong năm 2011, sau khi thị trường phục hồi từ cuộc suy thoái và giá vàng đen dao động từ 90 USD đến 100 USD cho đến nửa cuối năm 2014, khi sự gia tăng sản xuất dầu của Mỹ - cùng với nhu cầu tiêu thụ thấp từ các nền kinh tế mới nổi – đang mang lại nguồn cung dầu dư thừa. Đến tháng 2 năm 2016, dầu giao dịch dưới 30 USD/thùng với Trung Quốc đang trải qua giai đoạn suy giảm trong tăng trưởng kinh tế.
Giá dầu hỏa giảm mạnh đã làm thiệt hại đến kỳ vọng ngân sách của tất cả các nhà sản xuất, không chỉ đối với các công ty quốc gia đang cố gắng thực hiện các nghĩa vụ xã hội và chính trị mà còn đối với các công ty trong khu vực tư nhân. Ví dụ, doanh thu từ xuất khẩu giảm xuống còn 450 tỷ USD trong năm 2016 so với 1,2 nghìn tỷ USD vào năm 2012.
Vào tháng 11 năm 2016, OPEC đã đồng ý cắt giảm sản xuất để hỗ trợ giá, lần đầu tiên kể từ năm 2008. Sau cuộc họp của các nhà khổng lồ dầu mỏ ở Vienna, dầu đã được giao dịch trên 50 USD. Cuối tháng 5, OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC đã quyết định gian hạn cắt giảm sản lượng cho đến tháng 3 năm 2018 với mức giảm 1,8 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của quyết định của OPEC dường như đã đẩy giá lên cao hơn trong khi dầu đã được giao dịch dưới 50 USD trong hơn một tháng do sự tiếp tục gia tăng trong các kho dự trữ tại Mỹ. Một lần nữa động lực thị trường chủ yếu dựa trên luật cung cầu đã tự điều chỉnh. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng tác động của cắt giảm sản lượng không thể được đánh giá ngay do sản lượng từ các nước không thuộc OPEC, đặc biệt ở Mỹ cũng như các nước OPEC được miễn trừ cắt giảm như Nigeria và Libya đang gia tăng. Mặt đa chiều định hướng sản xuất dầu này làm rõ giá dầu thô đang giảm hoặc đi ngang, các chuyên gia đưa ra.
Nhu cầu dầu tăng 1,2 triệu thùng/ngày mỗi năm cho đến năm 2022
Ngày nay, thị trường đã được mô tả là dễ biến động và bị chi phối bởi những điều không chắc chắn. Báo cáo Thị trường Dầu khí năm 2017 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đưa ra phân tích và dự báo cho đến năm 2022, đã nhấn mạnh rằng triển vọng giá cả sẽ không ổn định mặc dù các nhà đầu tư không kỳ vọng nguồn cung sẽ bị vượt qua bởi nhu cầu.
Theo tính toán của cơ quan năng lượng quốc tế này, đầu tư thượng nguồn trong ngành dầu mỏ và khí đốt toàn cầu đã giảm 25% trong năm 2015 và 26% trong năm 2016. Sự phục hồi khiêm tốn trong đầu tư đã được quan sát thấy trong năm 2017, được tạo điều kiện bằng việc gia tăng đầu tư vào dầu đá phiến của Mỹ và cắt giảm chi phí . "Khi thị trường đầu tư phục hồi, nó sẽ phục vụ cho một ngành công nghiệp linh động và gọn nhẹ hơn bao giờ hết; một trong số đó sẽ là khả năng sản xuất nhiều hơn với vốn ít hơn," IEA cho biết, khi nói về vai trò của đầu tư trong việc duy trì sự cân bằng trong ngành.
Xem xét các dự án đang triển khai và khả năng thực hiện, IEA cho biết rằng vào cuối giai đoạn 5 năm, sẽ có rất ít sự hồi phục trong thanh khoản để hỗ trợ giá cả. "Phân tích của chúng tôi cho thấy, trừ khi các dự án bổ sung được sớm bật đèn xanh, vào cuối giai đoạn dự báo của chúng tôi - 2022 - chúng ta sẽ có thị trường 104 triệu thùng/ngày, và sự thay đổi dầu thô và tồn kho của OPEC tăng từ 32,2 triệu thùng/ngày trong năm 2016 lên 35,8 triệu thùng/ngày trong năm 2022. Nhóm này dự kiến sẽ bổ sung thêm 1,95 triệu thùng/ngày vào năng lực sản xuất trong giai đoạn này, nghĩa là năng lực sản xuất dư thừa sẵn có sẽ giảm xuống dưới 2 triệu thùng/ngày."
Giải thích số liệu của IEA cho thấy thị trường dầu sẽ thắt chặt lại và dự báo giá sẽ tăng. Tuy nhiên, nếu các dự án mới được thêm vào danh mục hiện tại của OPEC và các nước ngoài OPEC và lo ngại về khả năng công suất thừa ở mức thấp, thì đường cong đi ngang hiện có của tương lai sẽ chứng tỏ khả năng phục hồi. Nếu không có dự án nào được thêm vào, đường cong này sẽ quay trở lại, mặc dù không có dự báo rõ ràng giá sẽ tăng.
Do nhu cầu cũng dự kiến sẽ dựa theo tăng trưởng nhu cầu 2 triệu thùng/ngày vào năm 2015 và 1,6 triệu thùng/ngày vào năm 2016 do nhiệt độ lạnh hơn bình thường và nhu cầu sử dụng nhiên liệu từ những người dùng công nghiệp cao hơn, IEA đã điều chỉnh lại dự báo nhu cầu dầu toàn cầu. Cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục duy tăng trưởng tại mức trung bình 1,2 triệu thùng mỗi ngày cho đến năm 2022.
Trong một phiên họp tại Hội nghị Năng lượng Thế giới lần thứ 22, tiến sĩ Fatih Birol của IEA trình bày báo cáo mới nhất về Đầu tư Năng lượng Thế giới, nói rằng IEA tin rằng nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng, mặc dù ở tốc độ chậm hơn nhưng ổn định.
Năng lực sản xuất dầu tăng 5.6 triệu thùng/ngày vào năm 2022
Nhấn mạnh sự tăng trưởng ổn định trong nhu cầu tiêu thụ, báo cáo của IEA về thị trường dầu mỏ cũng cho biết thêm về phía cung, được hỗ trợ bởi sự gia tăng sản xuất dầu mạnh mẽ ở Mỹ. "Chúng tôi tin rằng vào cuối năm 2017, sản lượng LTO sẽ cao hơn xấp xỉ 500.000 thùng/ngày so với một năm trước đó. Ngay cả trong một thế giới mà giá dầu không di chuyển mạnh trên 60 USD, sản lượng LTO sẽ tiếp tục tăng đến năm 2022, tăng thêm 1,4 triệu thùng/ngày trong thời kỳ này," theo báo cáo. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng Brazil, Canada và Kazakhstan đã được thêm vào danh sách các khu vực có sản lượng tăng lên, với sản lượng lũy tiến tăng 2,2 triệu thùng/ngày vào năm 2022, nhờ vào của các quyết định đầu tư đưa ra trước khi giá dầu giảm.
"Sự tăng trưởng được sắp xếp từ trước và nguồn cung có vẻ dồi dào trong suốt giai đoạn đầu của bản dự. Trừ phi các dự án tiếp theo được phê duyệt một cách nhanh chóng, tăng trưởng sẽ không còn nữa kể từ năm 2020 trở đi," báo cáo của IEA cho hay, nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư nhiều hơn để tránh nguy cơ giá dầu thô tăng vọt vào cuối năm 2022.
Nhắc lại tình huống không thể đoán trước được ở Libya với giá tăng khiêm tốn đang được quan sát, hầu hết tăng trưởng sẽ đến từ các nhà sản xuất chính ở Trung Đông, đóng góp khoảng 1,79 triệu thùng/ngày cho tổng sản lượng OPEC, theo IEA. Cơ quan cũng cho biết năng lực sản xuất dầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng 5,6 triệu thùng/ngày vào năm 2022, vì viễn cảnh phục hồi giá cả thúc đẩy người sản xuất đầu tư sau hai năm trì trệ. Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng khả năng sản xuất và sản xuất thực tế là hai điều khác nhau.
Liên quan đến kỳ vọng nguồn cung, nhà phân tích thị trường dầu mỏ Lejeune của IEA cho hay IEA tiếp tục dự đoán các kho dự trữ dầu mỏ toàn cầu sẽ thu hẹp lại trong quý hai, ba và bốn năm 2017 khi nhu cầu vượt cung.
"Một yếu tố lớn không chắc chắn trong dự báo của chúng tôi là sản xuất ở các nước không phải là một phần của thỏa thuận OPEC, chẳng hạn như Libya, Nigeria và Mỹ. Câu hỏi chính trong tâm trí của mọi người là tốc độ xả hàng tồn hiện tại", ông Lejeune cho biết trong khi mọi người tiếp tục suy đoán liệu nó có đủ để đưa tồn kho giảm đáng kể, vì thị trường muốn nhìn thấy nó xảy ra trước khi tăng giá mua.
Nhấn mạnh vấn đề thị trường dầu hiện tại đang bị kiểm soát bởi bear, tiến sĩ Cyril Widdershoven, nhà sáng lập kiêm giám đốc công ty Tư vấn Rủi ro Tích hợp Verocy của Hà Lan, nói rằng hầu hết các nhà phân tích và nhà đầu tư hiện đang chỉ xem xét các vấn đề tiêu cực liên quan đến giá dầu.
"Chừng nào chúng ta chỉ nhìn vào khối lượng dầu mỏ trong kho chứa, kết hợp với số lượng các giàn khoan tăng lên ở Mỹ, tâm lý phần lớn vẫn sẽ dự đoán giá giá thấp hơn sẽ được thiết lập. Tuy nhiên, khi nhìn vào các nguyên tắc cơ bản trên thị trường, hầu hết các tín hiệu đèn đều có màu xanh, do nhu cầu đang tăng lên, nguy cơ địa chính trị đang tăng lên và nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tăng trưởng toàn diện."
Việc nhấn mạnh rằng lượng dầu bổ sung được công nhận trên thị trường vẫn còn là vấn đề đáng ngờ, Widdershoven đã chú ý tới những động lực khó xóa bỏ đang làm lu mờ các hoạt động sản xuất ở các khu vực xung đột mạnh mẽ như Iraq, Nigeria và Libya.
"Iraq, Nigeria và Libya đều tuyên bố như là những nước sẽ có nhiều dầu hơn sẽ sớm được sản xuất. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào các vấn đề an ninh nội bộ vốn đang bị áp lực," ông nói trong khi nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng giữa Chính phủ khu vực Kurdistan (KRG) và chính quyền trung ương Iraq có thể dẫn đến sụt giảm về khối lượng dầu. Chú ý đến tương lai của Libya trong việc duy trì sự cân bằng vì nước này đã bị chia rẽ trong các cuộc xung đột và Nigeria đang phải đối mặt với những rủi ro khi các nhóm ở Niger Delta tiếp tục nhắm tới các cơ sở sản xuất.
Sự nhấn mạnh của Widdershoven đối với các vấn đề an ninh nội bộ và khu vực mà các quốc gia sản xuất dầu mỏ phải tiếp tục chứng minh vai trò ổn định chính trị và an ninh trong việc duy trì đường cong cung cầu và cầu. Chừng nào mà rủi ro an ninh vẫn tiếp tục và không ai có thể đảm bảo được điều ngược lại thì phía cung của phương trình cân bằng sẽ phát sinh những mối đe dọa nhất định. Tuy nhiên, dường như có một số khoản bù đắp cho việc sụt giảm nguồn cung, vì sản lượng dầu mạnh mẽ của Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng; một điểm mà Widdershoven nói không thể bỏ qua. Ông cũng cho rằng việc sản xuất dầu đá phiến dầu sẽ gặp áp lực hoặc thậm chí có thể dẫn đến trì hoãn trong một số mỏ dầu ở Mỹ, vì sản lượng dầu mỏ trên mỗi giếng đã giảm trong những tháng gần đây.
Các khoản đầu tư trong hoạt động kinh doanh dầu khí thượng nguồn đã suy giảm trong hai năm liên tiếp so với các khoản đầu tư vào hiệu suất năng lượng đang tăng lên, khiến Widdershoven cho rằng nếu vốn nói chung chuyển sang các lĩnh vực khác, sản lượng dầu sẽ giảm hơn nữa. Ông nhấn mạnh rằng, với dự báo thị trường dầu hiện tại và có tính đến các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến cung và cầu, hướng duy nhất cho giá là tăng lên.
Vào thời điểm khi nhu cầu tăng lên, sản xuất chịu áp lực và OPEC sẽ tiếp tục cắt giảm sản lượng của riêng mình bất chấp các trường hợp miễn trừ và từ chối tham gia của các nước thuộc bên tham gia thỏa thuận ngoài OPEC như Kazakhstan, đang sản xuất 1,6 triệu thùng/ngày và gần đây đã thông báo rằng họ muốn dần dần thoát ra khỏi thỏa thuận hạn chế sản xuất mà OPEC khởi xướng dầu và gia tăng sản lượng một hoặc hai tháng sau khi hiệp ước hiện tại hết hạn.
Trong bối cảnh bức tranh phức tạp này, có vẻ như các quy tắc thị trường cơ bản sẽ tiếp quản thị trường. Trong trường hợp này, nếu địa chính trị cũng sẽ đóng một vai trò trong hoạt động sản xuất và nguồn cung không thể vượt xa nhu cầu tăng trưởng, thì giá cả sẽ bị đẩy lên cao mặc dù thiếu vắng sự nhất trí về thời điểm.
Nguồn: xangdau.net