Tuần trước, cả OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều điều chỉnh nâng dự báo nhu cầu dầu, với lý do mức tiêu thụ kỷ lục của Trung Quốc và nền kinh tế kiên cường.
Tuy nhiên, những người tham gia thị trường dầu, tập trung vào tồn kho dầu thô của Mỹ tăng, sản lượng dầu của Mỹ cao kỷ lục, dữ liệu kinh tế và nhà máy lọc dầu của Trung Quốc yếu hơn, và sự sụt giảm đầu tiên trong doanh số bán lẻ của Mỹ trong 7 tháng, vẫn giữ tâm lý tiêu cực và kéo giá dầu xuống mức thấp4 tháng.
WTI trượt xuống dưới ngưỡng 75 USD/thùng và giá dầu Brent giảm xuống dưới 80 USD/thùng càng củng cố thêm suy đoán của các nhà phân tích rằng Ả Rập Saudi có thể tiếp tục duy trì mức cắt giảm tự nguyện bổ sung 1 triệu thùng/ngày vào đầu năm tới.
Saudi và OPEC coi tâm lý tiêu cực là “phóng đại” và những lo ngại hiện tại về nền kinh tế là “thổi phồng quá mức”.
OPEC cho rằng tâm lý thị trường tiêu cực là bị thổi phồng quá mức và cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu vẫn mạnh, với việc nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng lên mức kỷ lục mới vào năm 2023.
Trước đó vài ngày, Bộ trưởng năng lượng của nhà sản xuất hàng đầu OPEC và nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, Ả Rập Saudi, cho biết nhu cầu dầu tiếp tục mạnh và đổ lỗi cho các nhà đầu cơ khiến giá dầu lao dốc.
IEA cho biết trong báo cáo hàng tháng trong tuần trước rằng tiêu thụ dầu toàn cầu tiếp tục mạnh trong tháng 9, với nhu cầu của Trung Quốc cao kỷ lục là 17,1 triệu thùng/ngày.
Do nhu cầu hàng tháng của Trung Quốc cao mọi kỷ lục và mức tiêu thụ ổn định ở Mỹ, cơ quan này đã điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2023 lên 2,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng trưởng 2,3 triệu thùng/ngày dự kiến trong báo cáo tháng 10.
Năm nay, Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm 1,8 triệu thùng/ngày trong mức tăng trưởng 2,4 triệu thùng/ngày, điều này sẽ nâng tổng nhu cầu toàn cầu lên 102 triệu thùng/ngày, theo ước tính của IEA.
Tuy nhiên, dữ liệu về nhập khẩu dầu thô thực tế ở Trung Quốc và những nước còn lại của châu Á trong năm nay đã cho thấy nhu cầu có thể yếu hơn so với dự báo lạc quan của IEA, nhà báo Clyde Russell của Reuters lưu ý.
Theo ước tính của Russell, tăng trưởng nhu cầu ở Trung Quốc có thể sẽ gần hơn với ước tính của OPEC là 1,14 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Những lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và nền kinh tế Mỹ đã kéo giá dầu giảm kể từ tháng 10, sau khi tăng vọt vào cuối mùa hè sau khi Ả Rập Saudi bắt đầu tự nguyện cắt giảm sản lượng.
Tuần trước, dữ liệu của Trung Quốc cho thấy hoạt động lọc dầu chậm lại trong tháng 10 từ mức cao kỷ lục hồi tháng 9, do biên lợi nhuận lọc dầu thấp và một số nhà máy lọc dầu độc lập đã hết hạn ngạch nhập khẩu dầu thô.
Lĩnh vực bất động sản ở Trung Quốc tiếp tục là mối lo ngại vì nó đang cản trở sự phục hồi kinh tế thực sự.
Doanh số bán lẻ của Mỹ giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3 đã làm tăng thêm lo ngại về chi tiêu của người tiêu dùng và nền kinh tế, càng gây áp lực lên tâm lý thị trường.
Ngoài ra, nguồn cung dầu từ các nhà sản xuất ngoài OPEC+, dẫn đầu là Mỹ, cao hơn dự báo, cho thấy thặng dư thị trường vào đầu năm tới và tạo cơ sở vững chắc hơn cho việc gia hạn cắt giảm của Saudi và Nga sang năm 2024.
Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết hôm thứ Năm sau khi giá dầu giảm 5% chỉ trong một ngày: “Rõ ràng có những lo ngại xung quanh nhu cầu trong năm tới, đặc biệt là vè Trung Quốc, quốc gia mà OPEC tuần trước đã tìm cách giải quyết nhưng không có kết quả”.
Erlam nói thêm: “Xu hướng gần đây có thể gây khó khăn cho Ả Rập Saudi và Nga trong việc cho phép việc cắt giảm đơn phương của họ kết thúc vào cuối năm nay, đây là điều mà thị trường có thể đang dần định vào giá”.
“Việc thiếu cam kết gia hạn cho đến nay có thể phản ánh mong muốn không gia hạn nhưng như chúng ta đã thấy rất thường xuyên trước đây, các nhà sản xuất sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để hỗ trợ giá.”
Theo Ole Hansen, Giám đốc Chiến lược Hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, rủi ro ngắn hạn về việc giá dầu tiếp tục suy yếu “không thể bị loại trừ do áp lực bán tiếp tục đến từ các quỹ tập trung vào động lượng, nhưng các nhà giao dịch cũng có thể xem xét rủi ro của hành động bổ sung đối với hỗ trợ giá từ OPEC và ngoài OPEC khi nhóm họp vào ngày 26 tháng 11.”
Hai chiến lược gia của ING, Warren Patterson và Ewa Manthey đã viết trong một ghi chú hôm thứ Sáu rằng “Sự suy yếu về giá mà chúng ta đang thấy có nghĩa là ngày càng có nhiều khả năng Saudi sẽ duy trì mức cắt giảm tự nguyện bổ sung 1 triệu thùng/ngày cho tới đầu năm sau. Việc này sẽ giúp xóa bỏ tình trạng thừa cung dự kiến và cung cấp một số hỗ trợ cho thị trường.”
Nguồn tin: xangdau.net