Khi căng thẳng địa chính trị không khiến cho thị trường dầu thô bị rung chuyển và khuấy động, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số điểm nóng để xem căng thẳng này ảnh hưởng đến lưu lượng dầu như thế nào.
Trong những ngày gần đây, nỗi lo sợ ngày càng tăng về sự ảnh hưởng của việc nhập khẩu dầu thô Venezuela tới Mỹ trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt có thể được áp dụng cho ngành năng lượng của Venezuela. Mặc dù không thể bác bỏ điều này, nhưng có vẻ như rất ít có khả năng xảy ra, do sự phụ thuộc của Mỹ vào nguồn cung dầu từ Venezuela.
Dầu thô của Venezuela xuất khẩu tới Mỹ năm nay đạt trung bình hơn 700.000 thùng/ngày. Con số này giảm khoảng 6 phần trăm so với năm ngoái. Phần lớn lượng dầu này được chuyển tới các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh Mỹ, tính cho đến nay trong năm nay đã phân phối đến 19 điểm đến khác nhau, với đối tượng hàng đầu là các nhà máy lọc dầu được điều hành bởi Valero, Phillips 66, Chevron và tất nhiên là có cả Citgo.
Hai điểm đến trên bờ Đại Tây Dương đã nhận được dầu của Venezuela trong năm nay là: Nhà máy lọc dầu Delaware City của PBF và nhà máy lọc dầu Paulsboro Asphalt của Axeon SP. Dầu thô Venezuela không được chuyển tới West Coast kể từ tháng 12. Khoảng 74% các chuyến hàng của Venezuela đi đến sáu nhà máy lọc dầu:
Một điểm nóng địa chính trị khác ảnh hưởng tới xuất khẩu dầu thô và dầu ngưng của Qatar. Tuy Qatar có lẽ là một trong những nhà sản xuất dầu nhỏ nhất trong OPEC, nhưng nước này vẫn xuất khẩu hơn một triệu thùng dầu thô và dầu ngưng (condensate) mỗi ngày.
Những tác động của việc Qatar không tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản xuất OPEC sẽ là rất nhỏ, với cam kết cắt 30.000 thùng/ngày – tức 2.5%. Xuất khẩu của họ tới các điểm đến hàng đầu cũng có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Châu Á là một trong những nơi hưởng lợi lớn nhất từ dòng dầu thô và dầu ngưng của Qatar, với Nhật Bản là nước dẫn đầu trong năm ngoái và nửa đầu năm nay, theo sát đó là Hàn Quốc.
Được biết, Qatar đưa cả condensate và LNG xuất khẩu vào UAE, cùng với khí đốt tự nhiên thông qua đường ống Dolphin. Do đó việc cắt đứt các mối quan hệ ngoại giao của UAE với Qatar có thể có những tác động đáng kể cho các dòng chảy này.
Dù Qatar chỉ là một thành viên nhỏ khi đến với OPEC, những đây lại là nước có nguồn cung lớn nhất về LNG. Đây là nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới, với dòng chảy chủ yếu hướng tới Châu Á.
Việc chuyển đổi cơ cấu, các biểu đồ dưới đây làm nổi bật sự bổ sung năng lượng gió và năng lượng mặt trời toàn cầu trong thập kỷ qua. Năng suất gấp 10 lần so với cách đây một thập kỷ. Mặc dù chi phí giảm đã góp phần cho sự phát triển này, nhưng động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng của chúng lại là các quyết định về chính sách và sự hỗ trợ của chính phủ: IEA ước tính rằng 750 tỷ đô la trong các ưu đãi kinh tế đã được cung cấp cho các nguồn năng lượng tái tạo trong thập kỷ qua.
Cuối cùng, là hoạt động khoan ngoài khơi và chi phí thấp hơn đang giúp khôi phục hoạt động này như thế nào:
- Theo Wood MacKenzie, chi phí ngoài khơi đang giảm, từ 75 đô la/thùng trong năm 2014 có thể xuống còn 50 đô la/thùng vào năm tới.
- Điều này không chỉ do tính hiệu quả cải thiện, mà còn bởi các công ty dịch vụ cắt giảm chi phí.
- Giá thuê các giàn khoan đã giảm một nửa từ năm 2014, do thiếu nhu cầu
- Các dự án ngoài khơi đang chuyển trọng tâm, tập trung vào việc tiết kiệm chi phí hơn là tối đa hoá sản lượng
- Chi phí khoan ngoài khơi vẫn cao hơn nhiều so với các dự án trên đất liền nhưng khoảng cách này đang xích lại gần.
Nguồn tin: xangdau.net