Các chỉ số dầu thô giao ngay đã có một khởi đầu bùng nổ trong tháng 10, với dầu thô Brent tăng tốc vượt qua 86 USD và West Texas Intermediate làm hết sức mình để bắt kịp nhưng thấp hơn khoảng 10 USD.
Cuộc đua của 2 chuẩn dầu đến mốc 100 USD đã bị gián đoạn bởi tin tức cho hay rằng Mỹ đang xem xét miễn trừ các lệnh trừng phạt dầu mỏ của Iran và Ấn Độ đã mua dầu Iran giao vào tháng 11, thời điểm lệnh cấm vận có hiệu lực. Các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc và Ấn Độ đã chứng kiến những suy yếu bất ngờ sau sự tăng giá mạnh của giá dầu thô dẫn đến một lời nhắc nhở cảnh báo của Ngân hàng Thế giới WB rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu cứ 10 năm một lần và cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể sắp xuất hiện.
Thay đổi chính sách thương mại ở Mỹ và căng thẳng địa chính trị là một phần của các chủ đề đang làm tăng giá dầu thô. Tác động của chúng có khả năng chiếm ưu thế, và các thị trường dầu mỏ đang bị giằng co với nhiều biến động hơn, phần lớn nó xuất phát từ các nền kinh tế mới nổi. Về phía giảm giá, giá dầu thô tăng cao có thể ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng nhu cầu dầu ở các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những đồng tiền gần đây đã chịu tổn thất nặng nề so với đồng đô la Mỹ. Giá dầu thế giới tăng có thể đóng góp vào sự suy thoái ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, do chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn trong lĩnh vực sản xuất. Mặc dù Ấn Độ vẫn đang tìm kiếm mục tiêu để mở rộng lĩnh vực sản xuất, chiếm dưới 20% GDP, quốc gia Nam Á này phải đối mặt với những lực cản đáng kể với giá cả cao hơn và thực tế là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ. Các tín hiệu lo âu từ Sensex của Ấn Độ đã trở nên to và rõ ràng trong tuần đầu tiên của tháng 10, với đồng rupee chạm mức thấp nhất kỷ lục và các cổ phiếu năng lượng giảm 10% trong một ngày trong đợt bán tháo mạnh mẽ.
Trong khoảng thời gian còn lại của quý tư, có vẻ như rõ ràng là nền kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động hết mức có thể, hỗ trợ đồng đô la so với các đồng tiền mới nổi và các đối thủ lớn trong bối cảnh chính sách bảo hộ mạnh mẽ. Nếu lo ngại về việc trừng phạt dầu của Iran trở thành hiện thực và 1,5 triệu thùng mỗi ngày trong sản xuất của Iran phải được thay thế bởi Saudi Arabia, giá dầu có thể tiếp tục tăng hướng lên 100 USD. Cuộc hành trình giá tăng này có khả năng được tăng tốc bởi sự không chắc chắn về mức công suất dự phòng của các thành viên OPEC và Nga có thể dùng để thu hẹp khoảng cách nguồn cung. Trong trường hợp này, khủng hoảng tài chính trong các sàn chứng khoán và viễn cảnh tăng trưởng thấp hơn ở các thị trường mới nổi trở nên có nhiều khả năng xảy ra. Các đồng tiền mới nổi trở nên yếu hơn, các công ty sẽ khó có đủ khả năng nhập khẩu dầu cần thiết cho các quy trình công nghiệp và nhiên liệu. Các ngân hàng ở Trung Quốc đang nắm trong tay lượng nợ đáng kề và có thể phải đối mặt với vỡ nợ nếu lợi nhuận và khả năng trả nợ bắt đầu thất bại.
Opec dường như duy trì chính sách cắt giảm nguồn cung của mình ngay cả khi đối mặt với lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Thật vậy, triển vọng tăng doanh thu và lợi nhuận dầu sau bốn năm tương đối thắt lưng buộc bụng đang hấp dẫn các thành viên. Ngăn cản thay đổi chính sách trong ba tháng tới, áp lực cung sẽ vẫn duy trì, ít nhất là trong ngắn hạn. Trong bối cảnh như vậy, dầu có thể tiếp tục giao dịch trong khoảng từ 75-85 USD với khả năng tăng đột biến hoặc sụt giảm mạnh do chính sách của OPEC và chính phủ Mỹ gây ra.
Nguồn: xangdau.net