Khi các cuộc biểu tình tiếp tục làm rung chuyển Libya, những người biểu tình đốt cháy Hạ viện ở thành phố phía đông Tobruk và người dân Libya ở thủ đô Tripoli yêu cầu hành động chống lại lực lượng vũ trang, lạm phát tăng vọt và mất điện - thị trường dầu mỏ toàn cầu đang trong tình trạng phủ bóng ma của một cuộc nội chiến khác.
Kể từ giữa tháng 4 năm nay, các mỏ dầu và cảng quan trọng đã bị đóng cửa do các cuộc biểu tình bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng chính trị khiến các phe phái đối địch tranh giành quyền kiểm soát các cơ sở dầu mỏ và nguồn thu từ dầu.
Trước đó, Libya đang sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Hiện nay, quốc gia này đang sản xuất ít hơn khoảng 85%, mặc dù rất khó đưa ra số liệu chính xác, do Bộ Dầu mỏ và Công ty Dầu Quốc gia (NOC) không hợp tác về dữ liệu.
Ngân hàng Trung ương Libya có trụ sở tại Tripoli cho biết nước này đã chính thức mất 3,5 tỷ USD trong nửa đầu năm nay do đóng cửa mỏ dầu khi các cuộc biểu tình chết người nổ ra thách thức sự bế tắc chính trị.
Sáu tháng đầu năm 2022 Libya chỉ thu về 37,3 tỷ dinar từ việc bán dầu. Con số đó phản ánh doanh thu bán dầu ít hơn 100 triệu dinar so với 5 tháng đầu năm ngoái.
Các cuộc đàm phán giữa các phe phái đối địch, đông và tây, đang diễn ra ở cả Cairo và Geneva, mà không có thỏa thuận nào về một khuôn khổ có thể dẫn đến tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
“Có nhiều lý do khiến những người biểu tình quyết định xuống đường trong giận dữ. Nhưng chúng có thể được tóm tắt đơn giản bởi sự thất bại của các chính trị gia trong việc đạt được một hiệp định chính trị và thay vào đó họ thích giành giật quyền lực với nhau mà không màng đến thiệt hại đối với dân thường”, nhà văn kiêm học giả người Libya Ahmed Mayouf nói với Al Jazeera.
Một vấn đề quan trọng là kiểm soát sản lượng dầu và doanh thu từ dầu.
Sự bế tắc gần đây nhất đã khiến Liên Hợp Quốc và các quan chức Hoa Kỳ đề nghị doanh thu từ dầu mỏ của Libya sẽ được quản lý bởi các nhà quản lý bên thứ ba để đảm bảo sự phân phối công bằng và chấm dứt bế tắc.
Cố vấn LHQ về Libya, Stephanie Williams, tuần trước đã kêu gọi một cơ chế tạm thời để quản lý nguồn thu từ dầu mỏ, nói rằng với điều này, sự cạnh tranh quyền lực có thể kéo dài vô thời hạn. Một động thái như vậy sẽ cần đến việc chỉ định một ủy thác nước ngoài để giám sát nguồn thu từ dầu mỏ của Libya.
Tương tự, Đại sứ Hoa Kỳ tại Libya Richard Norland cũng đã đề xuất một ủy thác đối với doanh thu từ dầu mỏ của Libya.
Nguồn tin: xangdau.net