Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang tác động đến nhiều ngành. Biến động thị trường đang trở nên trầm trọng hơn bởi mô hình do dự giữa những đe dọa và ngừng chiến về chủ đề này của Tổng thống Trump.
Vào đầu tháng 8, thị trường đã lao dốc sau khi Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp đặt thuế lên 300 tỷ USD hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc. Thị trường đã bị ảnh hưởng trên diện rộng, nhưng đặc biệt ngành năng lượng đã bị tác động nặng nề. Giá dầu thô chịu sự sụt giảm lớn nhất trong hơn bốn năm.
Tổng thống Trump sau đó đã hoãn lại, với lý do lo ngại về chi tiêu bán lẻ vào mùa lễ Giáng sinh. Như thể để làm nổi bật thêm rủi ro, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ 10 năm gần đây đã giảm xuống thấp hơn mức lãi suất của Kho bạc Mỹ 2 năm. Sự đảo ngược đường cong lãi suất này xảy ra khi các nhà đầu tư đang đổ xô vào sự an toàn và trong lịch sử, đây là một chỉ số báo hiệu sự suy thoái mạnh mẽ.
Điều gì có thể gây ra suy thoái kinh tế? Hầu hết các nhà kinh tế đều nghĩ rằng nền kinh tế vẫn còn khá mạnh, nhưng chiến tranh thương mại làm tiêu tốn tiền của người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng có ít tiền hơn để chi tiêu, họ mua ít hàng hóa hơn. Nền kinh tế nói chung chậm lại. Điều đó có thể đẩy Mỹ và toàn bộ thế giới vào suy thoái.
Những lo ngại về một nền kinh tế chậm lại có một tác động đến ngành dầu mỏ, đó là lý do tại sao thị trường dầu bán tháo quá mạnh trước đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump. Nhưng ông vẫn chưa dừng lại. Trong một loạt các tweet gần đây, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ trả đũa đối với phản ứng của Trung Quốc về các mức thuế mà họ đã áp đặt:
“Trung Quốc không nên áp Biểu thuế mới cho 75 TỶ ĐÔLA sản phẩm của Mỹ (có động cơ chính trị!). Bắt đầu từ ngày 1 tháng 10, 250 TỶ ĐÔLA hàng hóa và sản phẩm từ Trung Quốc, hiện đang bị đánh thuế 25%, sẽ bị đánh thuế ở mức 30%. Ngoài ra, 300 TỶ ĐÔLA còn lại của hàng hóa và sản phẩm từ Trung Quốc, đã bị đánh thuế từ ngày 1 tháng 9 ở mức 10%, hiện giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%.
Dòng tweet mới nhất này đặc biệt làm náo loạn thị trường, với Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm hơn 600 điểm và giá dầu rớt thêm 2%.
Nhà phân tích cao cấp của Rystad Energy Artyom Tchen đã tóm tắt tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại lên thị trường dầu mỏ:
“Chúng tôi tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và dẫn đến niêm tin tăng trưởng kinh tế suy yếu là một trong những yếu tố làm cân bằng rủi ro nguồn cung và giá dầu. Chúng tôi dự báo tăng trưởng nhu cầu năm 2019 ở mức 1,2 triệu thùng mỗi ngày, trái ngược với dự báo 1,4 triệu thùng/ngày trước khi có cuộc thương chiến.
Tuy nhiên, ngoài mối đe dọa suy thoái kinh tế, một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc tác động đến thị trường dầu mỏ theo hai cách khác. Dầu mỏ là một ngành đò hỏi phải có nhiều vốn, và một số trong những thiết bị sản xuất đến từ Trung Quốc. Chẳng hạn như, thép Trung Quốc rẻ hơn đáng kể so với thép của Mỹ. Nếu một công ty đường ống, chẳng hạn, buộc phải mua thép đắt tiền hơn, nó sẽ tác động đến ngân sách vốn và dẫn đến ít dự án hơn.
Nhưng một cách ảnh hưởng trực tiếp hơn mà ngành dầu mỏ bị tác động là Trung Quốc đang trở thành một thị trường ngày càng quan trọng đối với xuất khẩu dầu của Mỹ. Mùa hè năm ngoái, xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc đã đạt nửa triệu thùng mỗi ngày, nhưng do cuộc chiến thương mại, Trung Quốc đã ngừng mua dầu thô của Mỹ. Thay vào đó, họ chuyển sang mua dầu Iran để đáp ứng nhu cầu dầu thô của mình.
Giám đốc điều hành của Enterprise Products Partners -Jim Teague gần đây đã lưu ý rằng sự miễn cưỡng của Trung Quốc để ký bất kỳ thỏa thuận dài hạn nào với dầu thô của Mỹ: “Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã nghe hai từ trong mỗi cuộc họp, đó là: ‘Trump’, và ‘thuế quan’.
Điểm mấu chốt là cuộc chiến thương mại đang diễn ra này đang gây ra thiệt hại thực sự cho ngành dầu mỏ của Mỹ, và vẫn chưa có hồi kết. Điều đó sẽ tạo ra những trở ngại trên thị trường dầu mỏ trong tương lai gần.
Nguồn tin: xangdau.net