Bất chấp sự gia tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ, sự gia hạn cam kết giới hạn khai thác của OPEC sẽ cung cấp sự hỗ trợ vừa phải cho giá dầu thế giới trong ngắn hạn, với kịch bản bùng nổ hoặcsuy thoái gần như bị loại trừ do thị trường năng lượng toàn cầu đang dần cân bằng.
Các quốc gia thành viên OPEC và các quốc gia sản xuất dầu khác sẽ họp vào ngày 25 tháng 5 để thảo luận về việc gia hạn và mở rộng mức giới hạn khai thác dầu để hỗ trợ giá và giảm bớt vấn đề dư cung.
Sự dư thừa dầu đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu kể từ nửa cuối năm 2014, khi sản lượng đá phiến của Mỹ tăng vọt, cho thấy sự phá vỡ cấu trúc kinh doanh dầu mỏ toàn cầu hiện nay.
Mặc dù, theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih, tất cả các nhà sản xuất dầu mỏ đã đồng ý gia hạn cắt giảm sản xuất thêm 9 tháng, cũng như có khả năng cắt giảm thêm từ mức khai thác hiện nay, giá dầu thế giới không kỳ vọng sẽ tăng đáng kể trong ngắn hạn. Lý do chính là việc cắt giảm dầu của OPEC và ngoài OPEC có thể được bù đắp đáng kể bởi sự gia tăng sản lượng dầu mỏ của Mỹ.
Năm ngoái, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu dầu kéo dài 40 năm, và tháng 2 này, Mỹ đã xuất khẩu khối lượng dầu thô kỷ lục ra nước ngoài. Mặc dù cắt giảm dầu của OPEC đã dẫn đến sự sụt giảm thị phần toàn cầu của các thành viên trong tổ chức này (đặc biệt là Saudi Arabia), dầu thô của Mỹ bắt đầu lấp đầy sự thiếu hụt này.
Điều này có phải có nghĩa là sự hồi sinh của sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ sau hai năm bị thu hẹp sẽ dẫn tới một cú sốc giá dầu khác, giống như tình hình vào cuối năm 2014? Nó sẽ không như vậy: vào thời điểm này, cơ cấu thị trường là khác nhau.
Mỹ vẫn là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, và tổng lượng tiêu thụ dầu của Mỹ vẫn vượt quá mức khai thác dầu ở Bắc Mỹ. Năm 2016, Mỹ tiêu thụ trung bình 19,63 triệu thùng/ngày, và nhu cầu đã tăng trong năm nay, trong khi các kho dự trữ dầu thô Mỹ đang giảm gần đây. Tuy nhiên, tại thời điểm này, sản lượng dầu của Mỹ đứng ở mức 9,1 triệu thùng/ngày.
Hơn nữa, với việc xây dựng Đường ống dẫn Dakota Access Pipeline (DAPL) và Keystone XL, phần lớn dầu mỏ của Mỹ sẽ chảy tới các nhà máy lọc dầu ở Gulf Coast, đặc biệt là ở Louisiana và Texas. Do đó, các nhà máy lọc dầu và người tiêu thụ ở Bờ Đông Mỹ sẽ ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô.
“Về phương diện nào đó nó sẽ hỗ trợ (giá dầu Mỹ) trong ngắn hạn, đặc biệt nếu xuất khẩu tiếp tục tăng. Tuy nhiên, rõ ràng đây là một thách thức đối với thị trường toàn cầu và mối đe dọa mới đối với OPEC và chiến lược của họ nhằm giữ giá lên," John Kilduff của Again Capital nói.
Giá dầu thô Mỹ và thế giới đang hướng đến mức bằng nhau, và trong trung hạn, giá dầu của Mỹ dự kiến sẽ cao hơn mức giá chuẩn Brent toàn cầu của London. Điều này một phần bởi vì nhiều nhà sản xuất dầu thô của Mỹ sẽ có lợi hơn khi xuất khẩu dầu chứ không bán nó trên thị trường nội địa, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump cắt giảm thuế xuất khẩu của Mỹ.
Mặc dù ở thời điểm này, sản lượng dầu thô của Mỹ có thể sẽ giới hạn mức tăng giá dầu thế giới do cắt giảm khai thác của OPEC, trong trung hạn, giá dầu thế giới có thể sẽ ổn định ở mức cao hơn mức hiện tại.
Trong khi đó, OPEC và các nhà sản xuất dầu lớn khác đang nhắm tới việc gia hạn cắt giảm sản xuất dầu cho đến quý I năm 2018. Quyết định này dự kiến sẽ được đưa ra trong cuộc họp OPEC ở Vienna vào ngày 25 tháng 5.
"Chúng tôi nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ tham gia," ông Al-Falih nói. "Mọi người mà tôi đã nói chuyện đều nghĩ rằng gia hạn 9 tháng là một quyết định khôn ngoan."
Sau đó, giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong 1 tháng, với Brent đã tăng 2,1% lên 53,61 USD/thùng, và dầu WTI của Mỹ tăng lên mức 50,33 USD/thùng. Trong ngắn hạn, giá dầu thế giới sẽ tăng lên 55-60 USD/thùng, mặc dù sản lượng đá phiến của Mỹ đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016, chủ yếu là do nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu tăng cùng với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
"Các kho chứa nổi của OECD và ngoài OECD đã được chuyển vào các bể chứa trên đất liền và tiêu thụ. Chúng ta đang bước vào mùa tiêu thụ cao điểm, vì vậy tôi nghĩ rằng mọi thứ đang diễn ra cùng với nhau đó là sự đồng thuận giữa các nhà sản xuất, nhu cầu tiêu thụ tăng lên, và nền kinh tế toàn cầu đang làm tốt; Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ đều đang rất tốt về mặt kinh tế. Vì vậy, chúng tôi khá lạc quan," Al-Falih nói.
Xem xét tất cả các yếu tố thúc đẩy thị trường dầu mỏ toàn cầu, giá dầu của Mỹ có khả năng sẽ tăng đáng kể so với giá chuẩn Brent. Sự gia tăng này và khả năng cắt giảm sản xuất mạnh hơn của OPEC có thể sẽ không tạo ra một đợt tăng điểm mạnh mẽ do thị trường Mỹ sẽ đạt mức cao nhất do nhu cầu xuất khẩu của Mỹ, nhưng nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ hơn sẽ góp phần làm giảm bớt sự thừa cung dầu mỏ với giá dầu ổn định ở mức cao hơn 5-10% so với mức hiện tại.
Nguồn: xangdau.net