Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thị trường dầu bị xáo trộn do chứng khoán Trung Quốc sụp đổ

Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh hôm thứ Năm, bị kéo xuống bởi một loạt các mối quan ngại mà sẽ đưa ra một lời cảnh báo cho nền kinh tế toàn cầu rộng lớn hơn.

Chỉ số Shanghai Composite Index đã giảm gần 3% vào thứ Năm, giảm xuống mức thấp nhất trong gần 4 năm. Các vấn đề ở Trung Quốc đang kéo các thị trường châu Á đi xuống, bao gồm cả Nhật Bản và Hàn Quốc.

Shanghai Composite hiện giảm hơn 25% kể từ đầu năm nay và giảm hơn 10% chỉ trong ba tuần qua. Nói một cách khác, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã mất hơn 3 nghìn tỷ USD trong 6 tháng qua.

Điều đáng lo ngại về sự sụt giảm gần đây là các nguyên ngân dẫn đến sụt giảm rất nhiều. Cuộc chiến thương mại với Mỹ, núi nợ của các chính quyền địa phương ở Trung Quốc, sự tăng trưởng chậm lại, đồng nhân dân tệ suy yếu và giá dầu cao đang tạo ra những lực cản cho nền kinh tế Trung Quốc.

Ngân hàng trung ương của Trung Quốc nói rằng vẫn còn nhiều công cụ có thể sử dụng để bảo vệ chống lại cuộc chiến thương mại. Các yêu cầu dự trữ nới lỏng đã có hiệu lực vài ngày trước, một động thái mà ngân hàng trung ương này thực hiện để bơm tiền vào nền kinh tế.

IMF cho rằng tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại từ 6,6% trong năm nay xuống chỉ còn 6,2% trong năm 2019, với các rủi ro nghiêng về suy giảm do cuộc chiến thương mại. IMF cho biết, một kịch bản xấu nhất trong đó Mỹ đánh thuế quan nghiêm ngặt đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ cắt giảm 1,6 điểm phần trăm trong tăng trưởng của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ không nhìn thấy bất kỳ sự cứu trợ nào từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Biên bản cuộc họp mới nhất của Fed vào cuối tháng 9 đã được công bố hôm thứ Tư, và nó tiết lộ quyết tâm tiếp tục thắt chặt lãi suất của ngân hàng trung ương.

Chính quyền Trump đã cung cấp một chút nhẹ nhõm trong tuần vừa qua khi quyết định trì hoãn cuộc tấn công trong báo cáo mới nhất về chính sách ngoại hối. Bộ Tài chính cho rằng Trung Quốc là “mối quan tâm đặc biệt” và rằng “sự thiếu minh bạch tiền tệ và sự yếu kém trong tiền tệ” của Trung Quốc sẽ tiếp tục đặt ra “những thách thức lớn trong việc đạt được một giao dịch công bằng và cân bằng hơn”, nhưng bộ thương mại đã hạn chế sử dụng ký hiệu "người thao túng tiền tệ". Động thái này đã được dự đoán rộng rãi, nhưng nó cũng cho thấy một chút hạn chế từ chính quyền Trump, quyết định không dùng toàn lực trong cuộc chiến kinh tế chống lại Trung Quốc.

Nhưng mọi người tin rằng chiến tranh thương mại mà Trump đang tiến hành chống lại Trung Quốc vẫn có thể leo thang trong những tháng tới với các cấp độ mới. Thuế nhập khẩu vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng từ 10% lên 25% vào đầu năm 2019. Trump cũng đang cân nhắc thuế lên hàng nhập khẩu bổ sung trị giá  267 tỷ USD của Trung Quốc.

Chiến dịch này đang có ảnh hưởng. "Các chỉ số hiện tại của hoạt động kinh tế Trung Quốc đang suy yếu", Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết trong Báo cáo thị trường dầu gần đây của mình. “Chỉ số PMI sản xuất Caixin của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 16 tháng là 50 vào tháng 9, sản lượng sản xuất cho thấy

Các vết nứt trong nền kinh tế Trung Quốc là một lực cản cho thị trường dầu mỏ. Nhu cầu xăng của Trung Quốc đã tăng 180.000 thùng/ngày trong tháng 8 so với củng kỳ năm ngoái, nhưng điều đó xuất hiện sau một quý thứ hai, trong đó nhu cầu thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán xe trong tháng 7 và tháng 8 thực sự giảm so với cùng kỳ năm 2017. IEA đã đưa ra con số: “Tổng doanh số bán xe giảm xuống còn 1,59 triệu chiếc trong tháng 7, giảm 15.2% so với tháng 6 và giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh số bán xe đạt 2,103 triệu chiếc trong tháng 8, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số xe chở khách, đặc biệt, giảm 4,5%.”

Tuy nhiên, hiện tại, tác động đến nhu cầu dầu vẫn chưa rõ ràng. IEA vẫn cho rằng tổng nhu cầu dầu ở Trung Quốc sẽ tăng thêm 525.000 thùng/ngày vào năm 2018, tăng 4,2% so với năm ngoái. Tăng trưởng sẽ chậm lại, nhưng không quá mức, còn 465.000 thùng/ngày vào năm 2019.

Nói cách khác, theo quan điểm hiện tại của IEA, Trung Quốc vẫn đại diện cho một nguồn tăng trưởng nhu cầu lớn. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 60% tổng mức tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu. Các vết nứt trong nền kinh tế Trung Quốc sẽ chuyển thành sự giảm tốc trong tăng trưởng nhu cầu, nhưng nó sẽ cần  một sự suy giảm mạnh mẽ hơn để thực sự đặt một vết lõm lớn trong mức tiêu thụ. Vấn đề là, đối với Trung Quốc, và đối với thị trường dầu mỏ, một suy thoái nghiêm trọng hơn không thể bị loại trừ.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM