Đến năm 2022, Mỹ thậm chí còn "vượt mặt" Qatar để trở thành quốc gia xuất khẩu khí gas lớn thứ 2 thế giới.
Mỹ đang từng bước trở thành quốc gia có lượng khí gas tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, tính đến đến năm 2022, chỉ sau Australia và "vượt mặt" ông lớn Qatar, Cơ quan Năng lượng Quốc (IEA) tế cho hay.
Tổng lượng khí gas xuất khẩu của toàn cầu tính đến năm 2022 sẽ đạt 650 tỷ mét khối (bcm)/năm so với mức 452 bcm năm 2016, IEA dự báo.
Trong đó, Australia sẽ chiếm khoảng chiếm khoảng 117,8 bcm/năm, kế đến là Mỹ với 106,7 bcm và cuối cùng là Qatar là 104,9 bcm/năm.
Lượng khí gas tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu của Australia đến cuối năm 2022 sẽ tăng thêm 30 bcm. Riêng đối với Mỹ, quốc gia có sản lượng gas tăng mạnh, sẽ tăng thêm khoảng 90 bcm/năm từ mức 14 bcm/năm như hiện nay.
Bản báo cáo đã chỉ ra rằng "Đến cuối giai đoạn được dự báo, lượng khí gas xuất khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục là thách thức đối với Australia và Qatar".
Tuy nhiên, đã có dấu hiệu cho thấy nhu cầu dầu thô ở một số thị trường nhập khẩu khí gas truyền thống như Nhật Bản đang có xu hướng suy giảm.
Với lượng khí gas xuất khẩu được kỳ vọng sẽ đạt được trong năm 2022, thị trường sẽ thừa khoảng 190 bcm/năm. Điều này sẽ tạo áp lực lên giá gas và làm giảm bớt động lực đầu tư thượng tầng.
Hiện tại, giá gas tự nhiên hóa lỏng vẫn đang ở mức thấp, gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu.
"Tình hình sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi Mỹ vẫn mở rộng xuất khẩu. Quốc gia này sẽ đóng vai trò lớn trong việc tăng tính mềm dẻo trong thương mại khí gas hóa lỏng", IEA nhận định.
Tuần trước Qatar lên kế hoạch nâng sản lượng khai thác khoảng 30% lên mức 100 triệu tấn/năm (tương đương 140 bcm/năm) trong vòng 5 đến 7 năm tới. Động thái này được xem là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu khí gas hóa lỏng khác.
Tuy nhiên, bản báo cáo của IEA không đánh giá tác động của kế hoạch Qatar do trữ lượng khí gas thừa của nước này được dự báo sẽ vẫn còn tồn tại sau khi giai đoạn 2016-2022 kết thúc.
Quốc gia này hiện vẫn duy trì hoạt động xuất khẩu khí gas bất chấp lệnh cấm vận mà hàng loạt các nước như Ả-rập Saudi, Ai Cập, các tiểu vương quốc Ả rập đã áp đặt."Bạn hàng" nhập khẩu gas lớn nhất của Qatar là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Các Tiểu vương quốc Ả-rập (UAE) cũng nằm trong danh sách các nước nhập khẩu gas từ Qatar. Khí gas được chuyển sang UAE bằng đường ống dưới biển dài 364 km từ Ras Laffan (Qatar) sang Abu Dhabi (UAE) sau đó chuyển tiếp sang Oman. Đường ống dẫn gas này có công suất lưu chuyển khoảng 57 triệu mét khối/ngày, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu gas của UAE.
Cuối cùng, IEA dự báo sản lượng khai thác khí gas toàn cầu thậm chí có thể tăng mạnh hơn cả sản lượng khai thác dầu thô và than trong vòng 5 năm tới do được hỗ trợ bởi thị hiếu của thị trường thiên về sử dụng nguồn lượng sạch, ít khí thải hơn so với nguyên liệu hóa thạch.
Nhu cầu gas trên toàn thế giới được kỳ vọng sẽ tăng 1,6%/năm lên mức 4.000 bcm trong năm 2022, tăng nhẹ so với mức dự báo năm ngoái là 1,5%, IEA cho hay. Mức tăng trưởng nhu cầu khí gas tự nhiên hóa lỏng này được kỳ vọng hầu hết đến từ các nước phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc.
Hầu hết lượng gas hóa lỏng xuất khẩu thông thường được vận chuyển bằng đường ống hơn là bằng đường thủy.
Mỹ- quốc gia khai thác gas lớn nhất thế giới, sẽ tăng sản lượng khai thác mạnh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong vòng 5 năm tới, IEA nhận định. Đến năm 2022, sản lượng khai thác của Mỹ được kỳ vọng đạt 890 bcm, chiếm 22% tổng sản lượng trên toàn thế giới.
Nguồn tin: Ndh