Thị phần của OPEC trong thị trường dầu mỏ toàn cầu đang giảm dần do họ cố gắng giữ giá cao một cách giả tạo bằng cách hạn chế sản lượng của mình.
Tỷ trọng của OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu giảm xuống chỉ 41,5% trong năm ngoái, thấp nhất kể từ năm 2003, theo số liệu mới nhất trong đánh giá thống kê của BP về năng lượng thế giới, công bố vào ngày 11/6.
Thị phần của OPEC sẽ gần như chắc chắn giảm tiếp trong năm nay, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002, và trước đó vào đầu những năm 1990, do việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran và Venezuela.
Các thành viên của tổ chức này tăng dần thị phần của họ từ năm 2002 tới 2008, nhưng kể từ đó, thị phần của họ bắt đầu xu hướng giảm, không có dấu hiệu đảo chiều.
Sản lượng của OPEC đã chỉ tăng 2 triệu thùng/ngày (5%) trong năm 2018 so với năm 2008, trong khi sản lượng khu vực ngoài OPEC tăng 9,6 triệu thùng/ngày (29%) trong cùng giai đoạn.
Saudi Arabia, lãnh đạo của OPEC, đã tăng sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày (15%), trong khi Iraq tăng sản lượng 2,2 triệu thùng (90%).
Tuy nhiên, bên ngoài OPEC, Canada nâng sản lượng 2 triệu thùng/ngày (62%), trong khi Mỹ tăng sản lượng 8,5 triệu thùng/ngày (126%), chủ yếu là kết quả tăng sản lượng từ các mỏ dầu đá phiến trên đất liền.
Tỷ lệ dầu của Saudi Arabia trong tổng sản lượng toàn cầu vẫn ổn định kể từ những năm 1990, nhưng nhiều thành viên khác của tổ chức này đã bị giảm tỷ trọng do chiến tranh, các lệnh trừng phạt, bất ổn và quản lý yếu kém.
Saudi Arabia nổi lên như nhà lãnh đạo không thể tranh cãi của OPEC trong những năm 1990 sau khi chiến tranh và các lệnh trừng phạt làm tê liệt sản lượng tại đối thủ Iran và Iraq, và tham nhũng, quản lý yếu kém và bất ổn gây thiệt hại cho sản lượng từ Nigeria, Libya và Venezuela.
Mục tiêu của Saudi Arabia là tối đa hóa doanh thu xuất khẩu trong ngắn hạn, không cần gây nguy hiểm cho thị trường trong dài hạn và bảo vệ mối quan hệ ngoại giao của họ với Mỹ.
Trong thực tế, vương quốc này đã luân chuyển giữa các giai đoạn khi họ ưu tiên bảo vệ giá cả và bảo vệ thị phần. Trong những năm gần đây, tình trạng khó xử của vương quốc này đôi khi dịu đi khi các lệnh trừng phạt của Mỹ đã hạn chế xuất khẩu từ đối thủ Iran của khu vực này (và gần đây hơn là từ Venezuela).
Các lệnh trừng phạt với các nhà sản xuất đối thủ cho phép vương quốc này bảo vệ giá mà không cần hy sinh quá nhiều thị phần, vì thế họ phục vụ cả mục tiêu thương mại và ngoại giao.
Nhưng những hạn chế của chiến lược này hiện nay đang trở thành rõ ràng với giá đang rất khó tăng ngay cả khi Iran và Venezuela gần như rút khỏi thị trường này. Các xu hướng dài hạn với giá và thị phần đối ngược trong vương quốc này, đang làm phức tạp mục tiêu tham vọng của chính trị với sự chuyển đổi xã hội và kinh tế.
Các công ty dầu đá phiến của Mỹ và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC, gồm các công ty dầu mỏ quốc tế lớn, trở thành những nơi hưởng lợi nhất từ những nỗ lực của Saudi Arabia và OPEC để hạn chế sản lượng và nâng giá.
Bằng cách giữ giá tăng cao hơn, chiến lược hạn chế sản lượng của Saudi Arabia đã củng cố sự bùng nổ dầu đá phiến lần đầu (2011-2-14) và một giai đoạn thứ hai (2017 - 2018) tại Mỹ.
Trong năm 2018, Saudi Arabia tiếp tục hạn chế sản lượng trong 6 tháng đầu năm, và cuối cùng đã nâng sản lượng chỉ 400.000 thùng/ngày trong cả năm, so với Mỹ tăng 2,2 triệu thùng/ngày.
Ngược lại trong năm 2015/16, ví dụ gần đây nhất khi Saudi Arabia từ bỏ chiến lược bảo vệ giá ủng hộ thị phần, sản lượng của vương quốc này tăng 400.000 thùng/ngày trong khi sản lượng dầu đá phiến Mỹ giảm 433.000 thùng/ngày.
Trong trung hạn, chiến lược hạn chế sản lượng để hỗ trợ giá của vương quốc này là không ổn định, nó đang mất quá nhiều thị phần cho các nhà sản xuất dầu đá phiến và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC.
Nga, trợ giúp những nỗ lực hạn chế nguồn cung của Saudi Arabia trong năm 2017/18 và một lần nữa trong năm 2018/19, đã sẵn sàng bày tỏ lo ngại về hậu quả của giá cao trong dài hạn và đang xói mòn thị phần.
Trong ngắn hạn, các nhà hoạch định chính sách của vương quốc này tập trung vào ngăn chặn tồn kho gia tăng và giá sụt giảm khi tăng trưởng toàn cầu và nhu cầu dầu chậm lại.
Tuy nhiên, trong trung hạn, Saudi Arabia sẽ phải kiềm chế các mục tiêu giá và tái tập trung vào thị phần nếu họ muốn duy trì vai trò lãnh đạo của mình.
Nguồn tin: vinanet.vn