Một vài năm trước, khi sản lượng dầu đá phiến của Hoa Kỳ tăng vọt lên 11 và sau đó là 12 triệu thùng/ngày, biến nước này trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, thật hợp thời khi bắt đầu tưởng tượng rằng OPEC đang trở nên không còn phù hợp nữa. Phải trải qua một đại dịch để bác bỏ lập luận đó; và giờ đây, OPEC có liên quan hơn bao giờ hết. Đúng vậy, tổ chức này đang tồn tại những rạn nứt và bất đồng nội bộ, với nhiều suy đoán về sự tan rã. Và chúng ta hãy tìm hiểu xem liệu thế giới sẽ như thế nào nếu không có OPEC.
Câu trả lời ngắn gọn, tất nhiên, rằng nó sẽ trông khá khác. Nếu không có tổ chức dầu nào kiểm soát giá, mọi quốc gia có trữ lượng dầu sẽ được tự do khai thác theo ý muốn, bơm tối đa để tận dụng mọi cơ hội tăng thị phần của họ- điều mà một số thành viên OPEC rất muốn làm ngay bây giờ nhưng không thể vì còn nghĩa vụ đối với nhóm.
Nếu không có OPEC, giá dầu sẽ biến động hơn rất nhiều so với hiện tại, ngay cả bây giờ, trong một số thời điểm không chắc chắn nhất kể từ khi dầu bắt đầu được sử dụng trên quy mô toàn cầu. Tất nhiên, điều này sẽ mang lại lợi ích cho thế hệ mới của những day trader (những người giao dịch kiếm lời bằng cách tận dụng biến động giá ngắn trong ngày) những người đã có ảnh hưởng lớn đến giá dầu một cách không cân xứng chỉ đơn giản là vì số lượng của họ, với việc giao dịch dễ dàng như chơi Candy Crush.
Như Adam Rozencwajg, đối tác quản lý tại Goehring và Rozencwajg, nói với Oilprice, "Nếu OPEC bị giải thể vào ngày mai, chắc chắn sẽ có sự biến động giá lớn trong ngắn hạn." Tuy nhiên, Rozencwajg nói thêm rằng sự biến động dài hạn có khả năng ít hơn nhiều, so sánh mức độ biến động lịch sử 30 năm của dầu thô với cùng một chỉ báo cho giá khí đốt Henry Hub.
Nếu không có OPEC, an ninh của nguồn cung dầu toàn cầu cũng sẽ lung lay hơn rất nhiều so với hiện tại. Người ta có thể lập luận rằng trong thế giới chuyển đổi năng lượng, với việc dầu mỏ nhanh chóng mất đi tính liên quan, thì điều này không đáng lo ngại; nhưng trên thực tế, dầu không để mất đi sự liên quan của nó quá nhanh. Mà nó sẽ tồn tại trong nhiều thập kỷ tới.
Tuy nhiên, với việc các thành viên OPEC phóng túng, tự do sản xuất càng nhiều dầu họ muốn hoặc có thể, điều này có thể sẽ có ít động lực hơn cho các công ty dầu mỏ đầu tư vào khai thác mới để đảm bảo nguồn cung trong tương lai, và điều này sẽ làm gia tăng sự mất an toàn về nguồn cung trong dài hạn, Rozencwajg nói.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford vào năm ngoái đã xem xét thế giới sẽ như thế nào nếu OPEC không tồn tại trong khoảng thời gian từ 1990 đến 2018.
Việc phân tích dữ liệu cho thấy sản lượng dầu toàn cầu về cơ bản sẽ cao hơn đáng kể mà không có tổ chức nào đứng ra kiểm soát. Báo cáo cũng cho thấy những cú sốc về nguồn cung dầu do các sự kiện địa chính trị sẽ có tác động lớn hơn nhiều đến giá dầu trong một thế giới không có OPEC bởi vì trong một thế giới như vậy mọi nước sẽ bơm hết công suất, có nghĩa là họ sẽ không có công suất dự phòng để lấy ra và lấp đầy khoảng trống nguồn cung.
Ví dụ, nếu không có OPEC, khi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào mỏ Khurais làm gián đoạn 5,7 triệu thùng/ngày sản lượng dầu của Ả Rập Xê Út vào năm 2019, thì sẽ có một cú sốc về nguồn cung và giá sẽ tăng cao hơn nhiều so với thực tế sau các cuộc tấn công này.
Trên thực tế, vào thời điểm đó, một số nhà phân tích đã dự báo giá dầu Brent lên 100 đô la; nhưng cũng có những người tỉnh táo hơn cho rằng không có lý do gì để giá dầu tăng cao như vậy vì rằng một số thành viên OPEC + có thể tăng sản lượng và đá phiến của Mỹ sẽ bù vào phần còn lại. Nhưng nếu tất cả các thành viên OPEC + đều bơm hết công suất, thì sẽ phụ thuộc vào đá phiến của Mỹ để bù đắp khoảng trống nguồn cung và điều đó sẽ mất một thời gian.
Như Viện Oxford lưu ý trong báo cáo của mình, “Bằng chứng lịch sử cho thấy công suất dự phòng của OPEC đã có tác động làm dịu bớt biến động giá dầu toàn cầu, với giá theo kịch bản phản thực tế cho thấy chu kỳ rõ ràng hơn nhiều cả về mặt tăng và giảm. Chẳng hạn như, trong một thế giới không có công suất dự phòng của OPEC, giá sẽ tăng thêm 110 USD, từ 51,6 USD/thùng vào năm 2010 lên 161,7 USD/thùng năm 2012, so với 30,7 USD/thùng trên thực tế ”.
Một thế giới không có OPEC cũng có thể sẽ chứng kiến một ngành công nghiệp dầu mỏ thậm chí còn kỷ luật hơn. Như một phân tích của Tạp chí Phố Wall từ năm 2016 - vụ sụp đổ giá dầu trước đó - cho thấy, khi OPEC ngừng cố gắng kiểm soát giá và tranh giành thị phần, giá sẽ rớt mạnh và các khoản đầu tư bị cắt giảm. Tất nhiên, đây là điều xảy ra trong mọi cuộc khủng hoảng dầu mỏ; nhưng nếu không có OPEC, khía cạnh này của cuộc khủng hoảng — kỷ luật vốn siết chặt hơn — có thể đã trở thành tiêu chuẩn.
Vì vậy, sự biến động giá gia tăng, kỷ luật chi tiêu thắt chặt hơn trong ngành dẫn đến an ninh nguồn cung thấp hơn trong tương lai, và như Wall Street Journal đã lưu ý trong phân tích của mình, sự hiện diện ngày càng lớn của các quỹ đầu cơ và các nhà đầu cơ khác trên thị trường dầu mỏ sẽ là một trong số những đặc điểm thời hậu OPEC.
Đây sẽ là một thế giới có lẽ sẽ biến động mạnh hơn nhiều về giá cả và cũng là một thế giới phụ thuộc vào dầu thậm chí nặng nề hơn đối với các nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào dầu mỏ, vì các quốc gia này sẽ có ít động lực hơn để đa dạng hóa nguồn thu ngân sách chủ yếu của mình. Với việc OPEC bị phẫn nộ vì sử dụng tầm ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, có vẻ như nếu không có họ, mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn.
Nguồn tin: xangdau.net