Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thế giới có thể tránh được cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu toàn cầu?

Cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu đã trở thành tiêu đề chính trong nhiều tháng nay, và có lý do hoàn toàn hợp lý -khi lục địa này vẫn đang phải vật lộn để đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu mùa đông của mình. Nhưng có thể có một cuộc khủng hoảng tồi tệ hơn đang xuất hiện trên toàn thế giới, và đó sẽ là cuộc khủng hoảng dầu mỏ.

Những tín hiệu để mọi người có thể nhìn thấy nếu họ bận tâm xem xét: đó là, công suất dự phòng của OPEC đang thu hẹp, các phát hiện mới đang ở mức thấp lịch sử và các ngân hàng ngày càng không muốn tham gia vào ngành dầu khí vì sự gia tăng đầu tư của tiêu chuẩn ESG. Trong khi đó, các ông lớn đang hạn chế sản lượng khi tập trung vào phát triển hoạt động kinh doanh cacbon thấp.

Một cuộc khủng hoảng công suất?

Công suất dự phòng toàn cầu bị thu hẹp càng cho thấy rõ nhu cầu đầu tư cần tăng lên để đáp ứng nhu cầu nhiều hơn nữa trong thời gian tới”, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết trong Báo cáo Thị trường Dầu vào tháng 10 năm 2021, sau khi nhấn mạnh rằng khi OPEC tăng sản lượng theo thỏa thuận trở lại bình thường, công suất sản xuất dự phòng sẽ giảm đáng kể, có khả năng chỉ đạt 4 triệu thùng/ngày vào quý 4 năm nay. Con số này giảm hơn một nửa so với mức 9 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2021.

Công suất dự phòng là một chỉ số quan trọng về tính linh hoạt sản xuất trong thế giới dầu mỏ. IEA định nghĩa công suất dự phòng là sản lượng có thể được tung ra trong vòng 90 ngày và duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ định nghĩa công suất dự phòng là sản lượng có thể khai thác trong vòng 30 ngày và duy trì trong 90 ngày. Theo EIA, công suất dự phòng của OPEC có thể giảm xuống còn 5,11 triệu thùng/ngày vào cuối năm nay.

IEA dường như không chắc cái mình muốn là gì - đầu tư nhiều hơn vào dầu mỏ hay đầu tư nhiều hơn vào năng lượng tái tạo. IEA đã ủng hộ cho cả hai vào những dịp khác nhau vào năm ngoái. Nhưng dựa trên diễn biến giá dầu, có vẻ như công suất dự phòng của OPEC đang bị thu hẹp thực sự là một nguyên nhân gây lo ngại mặc dù đã có kế hoạch chuyển sang năng lượng cacbon thấp.

Điều khiến lo ngại này thậm chí trở nên nhiều hơn nữa là một số thành viên của OPEC+ đang gần đạt đến mức trần công suất dự phòng của mình, và Nga nằm trong số đó. Theo các báo cáo, một trong những nhà sản xuất hàng đầu thế giới đang gặp khó khăn trong việc đưa sản xuất trở lại mức trước đại dịch vào thời điểm các thành viên OPEC+ khác đang đối mặt với vấn đề tương tự. Điều này có nghĩa là ngay cả khi nhu cầu tiếp tục tăng với tốc độ vững chắc như hiện nay, thì nguồn cung có thể không bắt kịp nhanh chóng.

Cần có những phát hiện dầu mới

Công ty tư vấn năng lượng Na Uy cho biết trong một báo cáo hồi tháng 12, các phát hiện dầu khí mới có thể đã chạm mức thấp nhất trong 75 năm. Tổng lượng tài nguyên mới được phát hiện vào năm ngoái là khoảng 4,7 tỷ thùng dầu tương đương, giảm so với 12,5 tỷ thùng dầu tương đương được phát hiện trong năm đại dịch đầu tiên.

Đồng thời, các ông lớn của châu Âu đang cố tình giảm sản lượng khai thác dầu theo chiến lược hướng tới năng lượng tái tạo do sức ép đến từ các cổ đông, các nhà hoạt động môi trường và chính phủ. Vì vậy, một mặt, chúng ta phải chi ít tiền hơn cho nguồn cung mới và mặt khác, chúng ta có chủ ý giảm nguồn cung hiện có.

Mức độ phát hiện thấp có nghĩa là tỷ lệ thay thế dầu dự trữ cũng giảm, và tỷ lệ thay thế dự trữ thấp trong ngành dầu khí là tin xấu cho nguồn cung trong tương lai. Năm ngoái, Ả Rập Xê-út đã cảnh báo việc thiếu đầu tư vào khai thác dầu mới có thể dẫn đến khủng hoảng năng lượng, nhưng vì mọi người đều dự đoán Ả Rập Xê-út sẽ nói điều tương tự như vậy, nên không mấy ai chú ý đến lời cảnh báo. Và ngay cả khi đã để tâm tới lời cảnh báo này thì việc thúc đẩy phát hiện dầu mới không dễ dàng như trước đây.

Các ngân hàng đang chịu sự giận dữ của các nhà đầu tư theo tiêu chuẩn ESG

Sự nổi lên của nhà đầu tư theo tiêu chuẩn Môi trường- Xã hội- Quản trị (ESG) đã tạo ra một cú sốc lớn trong ngành tài chính. Lợi nhuận vẫn được ưu tiên, nhưng nó không còn là ưu tiên cuối cùng duy nhất. Ngày nay, các nhà đầu tư muốn biết tiền của họ đang được sử dụng một cách có trách nhiệm, vì lợi ích của hành tinh. Và điều này có nghĩa là họ ngày càng miễn cưỡng khi thấy số tiền này sẽ đổ vào ngành dầu mỏ.

Do xu hướng này, mà các ngân hàng và các nhà quản lý tài sản đang phải suy nghĩ lại các chiến lược kinh doanh của mình. Các nhà quản lý tài sản đang yêu cầu khách hàng thực hiện các cam kết giảm phát thải, nếu không sẽ bỏ mặc họ. Trong khi các ngân hàng đang từ chối cho vay đối với ngành công nghiệp dầu mỏ và cũng đe dọa từ bỏ các khách hàng tạo ra nhiều khí thải carbon dioxide.

Không chỉ có áp lực đến từ các cổ đông đang chi phối tới các tổ chức cho vay. Các cơ quan quản lý cũng đang siết quy định đối với ngân hàng, yêu cầu đánh giá rủi ro mới dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu và thắt chặt các yêu cầu về vốn cho phù hợp. Để tránh bị cản trở bởi các quy định, các tổ chức cho vay đang cắt giảm khả năng tiếp cận của họ với ngành dầu khí.

Trong khi đó, nhu cầu đối với dầu dường như vẫn cao hơn bao giờ hết và các dự báo về giá dầu đang chỉ ra một tiềm năng tăng vững chắc. Điều mà những nhà đầu cơ dầu giá xuống viện dẫn là sự chuyển đổi năng lượng như là lý do cho xu hướng giảm giá của mình mà dường như quên mất rằng nó sẽ mất nhiều thời gian hơn một vài năm.

Nó cũng sẽ gặp khó khăn, như Tom Cloza của Dịch vụ Thông tin Giá Dầu đã viết trong một bài báo cho CNN.

“Một khi chúng ta thực sự bắt đầu rời xa nhiên liệu hóa thạch, điều đó sẽ rất tốn kém và khốn khó. Việc phủ nhận khoản chi phí đó cũng khó như phủ nhận biến đổi khí hậu. Để tranh luận về điều này và với thực tế là chúng ta sẽ tiếp tục cần hàng triệu triệu thùng dầu cho tương lai gần sẽ là một sự lãng phí thời gian”, Cloza viết.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM