Việc Iran bị trừng phạt tạo nên những rủi ro cho thị trường dầu mỏ toàn cầu trong năm 2019, tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng tái tạo vẫn tiếp tục tăng.
Việc Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu mỏ của Iran có thể gây nên những biến động giá dầu trong năm 2019. Hiện tại, tình trạng dư cung là mối lo ngại lớn nhất thay vì các lệnh trừng phạt, giá giảm. Giá dầu có tăng lại hay không phụ thuộc vào việc chính phủ Mỹ có thể ngăn chặn châu Âu, châu Á mua dầu từ Iran hay không. Thị trường dầu mỏ vẫn chưa trở lại mức ổn định do nhu cầu dầu giảm và nguồn cung từ các nước ngoài OPEC gia tăng, khiến cho trần giá năm 2019 dưới 80 USD/thùng. Tuy nhiên, các yếu tố khác như nguồn cung dầu Iran ít hơn, nguồn cung gián đoạn từ Venezuela, Nigeria, Libya, có thể tạo nên một kết quả khác.
Một số dự báo về ngành năng lượng trong năm 2019
- Sản lượng dầu Iran sụt giảm khiến giá tăng nhẹ, dầu Brent đạt 75,5 USD/thùng vào năm 2019, tăng so với mức 73,2 USD/thùng vào năm 2018
- Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ toàn cầu tăng cao nhất là 1,5% vào năm 2019, giảm so với mức 1,7% trong năm 2018
- Sản lượng năng lượng tái tạo (trừ thủy điện) sẽ tăng 11,7% vào năm 2019, vượt xa các nguồn năng lượng khác
Quyết định của chính quyền Mỹ
Mỹ quyết định rút khỏi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) vào tháng 5/2018. JCPOA là thỏa thuận giữa Iran và nhóm nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Trung Quốc. Trong đó, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của quốc gia này nếu Mỹ và EU chấm dứt lệnh trừng phạt nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Iran. Vào tháng 8, Mỹ tái áp lệnh trừng phạt lên Iran, nhằm vào lĩnh vực ôtô và ngăn cản quốc gia này tiếp cận với các nguồn tài chính.
Biểu đồ sản xuất và xuất khẩu dầu thô Iran
Tháng 11, Tổng thống Donald Trump tiến hành gói trừng phạt tiếp theo, tác động lên ngành vận tải biển, tài chính và năng lượng. Tuy nhiên, Mỹ đã cho phép 8 nền kinh tế được mua dầu của Iran trong 6 tháng, nhằm “đảm bảo một thị trường đủ dầu”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết.
Ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ năm 2019
Sau khi các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu Iran được dỡ bỏ vào đầu năm 2016, sản xuất và xuất khẩu của Iran trở lại bình thường khá nhanh. Sản lượng đạt khoảng 3,8 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2017, trong đó có 2,4 triệu thùng được dùng để xuất khẩu. Năm 2019, xuất khẩu dầu Iran dự kiến giảm trở lại, trung bình là 1,2 triệu thùng/ngày. Mức này vẫn cao hơn kỳ vọng của Mỹ, chính quyền Trump nói rằng, họ muốn xuất khẩu của Iran giảm xuống số 0.
Biểu đồ xuất khẩu dầu thô và khí tự nhiên Iran theo nước nhập khẩunăm 2017
Khi đó, Iran tiếp tục thực hiện giao dịch với Trung Quốc, Ấn Độ qua các hành động “lách luật” nhằm né tránh lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Chính quyền Trump dự định trừng phạt bất kỳ nước nào mua dầu Iran, trừ khi những bên được miễn trừ. Các hình phạt bao gồm ngăn không cho nước vi phạm hoạt động ở thị trường Mỹ, giao dịch bằng đồng USD,tiếp cậnhệ thống tài chính của Mỹ và bị gây khó dễ khi mua bảo hiểm. Chính vì vậy, nhiều người mua sẽ đồng ý thỏa hiệp với yêu cầu của Mỹ, không mua dầu thô từ Iran. EU có một cơ chế nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước trong khu vực trước lệnh trừng phạt Iran của Mỹ. Về lý thuyết, “cơ chế phong tỏa” có thể giúp các nước châu Âu thoát khỏi sự trừng phạt của Mỹ khi mua dầu từ Iran, nhưng hiện tại, Mỹ đang đơn phương áp đặt “luật chơi” và các hình phạt thì quá nặng nề. Điều này khiến cho các công ty châu Âu bắt đầu né tránh thị trường Iran.
Tính toán giá dầu
Tuy nhiên, việc giảm một nửa lượng xuất khẩu của Iran chỉ tác động rất nhỏ đến thị trường dầu mỏ toàn cầu, một phần, là do thực tế này trùng với sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới. Dự kiến, lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ tăng cao nhất là 1,5% trong năm 2019, giảm 0,2% so với năm 2018. Mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu tăng 1,8%.
Tháng 9/2018, Arab Saudi và Nga đã từ chối lời đề nghị tăng sản lượng của Trump, do hai quốc gia này cho rằng mức cung tại thời điểm ấy là hợp lý. Hiện tại, OPEC lo ngại trước khả năng thị trường dư cung vào năm 2019 do nhu cầu tiêu dùng ít hơn, nguồn cung dồi dào từ Mỹ và Iran (nguồn cung Iran nhiều hơn dự kiến). Khả năng dư cung sẽ kéo dài ít nhất là trong nửa đầu năm nay.
Nguồn tin: vinanet.vn