Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Thành viên láu cá trong OPEC có thể làm xáo trộn “trật tự dầu mới” của Nga và Saudi Arabia

Saudi Arabia và Nga đã đồng ý gia hạn hiệp ước 6 tháng để cắt giảm sản lượng đến năm 2018.

Kế hoạch này có thể bị trật hướng bởi một nhà sản xuất dầu khác như Iraq, vốn ban đầu đã không muốn cắt giảm sản lượng năm ngoái, Helima Croft của RBC Capital Markets cho hay.

Nga và Saudi Arabia đang nổi lên như là "trật tự dầu mỏ mới", theo Croft.

Saudi Arabia và Nga có thể đã đồng ý mở rộng việc cắt giảm sản xuất dầu mỏ đến năm 2018, nhưng một thành viên láu ca OPEC như Iraq vẫn có thể làm hỏng kế hoạch này, theo Helima Croft, người đứng đầu bộ phận chiến lược hàng hóa toàn cầu tại RBC Capital Markets.

Giá dầu tăng 2% hôm Thứ Hai sau khi các bộ trưởng năng lượng của Saudi Arabia và Nga nói rằng họ nhất trí rằng các nhà sản xuất nên kéo dài thoả thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày ra khỏi thị trường. Hiệp ước 6 tháng này, ký kết năm ngoái, sẽ được xem xét khi OPEC và những nhà xuất khẩu khác nhóm họp tuần sau.

Khi được hỏi tại sao giá không tăng vọt mạnh hơn sau tuyên bố chung, bà Croft nói rằng những kỳ vọng cho việc gia hạn hiệp ước đã được định giá trong thị trường, và thị trường hiện đang tự hỏi liệu 2 chục nhà xuất khẩu sẽ chấp nhận để xuất duy trì cắt giảm đến tháng 3/2018 của Nga và Saudi Arabia hay không.

"Tôi nghĩ mọi người sẽ đợi để xem những gì sẽ xảy ra trong cuộc họp ngày 25 tháng 5, bởi vì có thể có một số nước như Iraq có thể nói, "Chúng tôi muốn sản xuất nhiều hơn, chúng tôi có thể kéo dài đến cuối năm nay, nhưng chúng tôi sẽ không kéo dài đến năm 2018," Vì vậy, các chi tiết vẫn chưa kết thúc."

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, ban đầu đã chần chừ trong thỏa thuận 6 tháng hiện tại, yêu cầu được miễn trừ tham gia vì cần doanh thu từ dầu để chống lại các chiến binh ISIS. Iraq cũng đã tẩy chay các tiêu chuẩn để đánh giá áp dụng đo lường mức cắt giảm.

Sau khi nhượng bộ và tham gia vào thỏa thuận này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq tuyên bố nước này có thể tăng sản lượng lên 5 triệu thùng mỗi ngày vào nửa cuối năm 2017. Đến tháng 4, Baghdad vẫn không giảm sản lượng xuống mức đã đồng ý hồi tháng 11 năm ngoái.

Saudi Arabia và Nga cần phải có sự đồng ý của 12 thành viên của OPEC, và sau đó là sự đàm bảo từ 10 nhà xuất khẩu dầu khác. Kazakhstan, một trong 11 nước không thuộc OPEC, cho biết họ không thể duy trì sản lượng giảm ở mức hiện tại, theo Reuters.

Theo ông Tamar Essner, Giám đốc Năng lượng và Các tiện ích tại Nasdaq Corporate Solutions, việc kéo dài 9 tháng có thể làm cho một số nước không sẵn sàng cam kết thực hiện thỏa thuận.

Sự phục hồi của giá dầu đang được bảo đảm bởi các đợt cắt giảm của OPEC cũng dễ bị tổn thương bởi sản lượng tăng ở Libya và Nigeria, ông Essner nói thêm. Hai thành viên OPEC được miễn trừ tham gia hiệp ước này đang tìm cách khôi phục lại khả năng sản xuất do các cuộc xung đột nội bộ gây ra.

“Trật tự dầu mới”

Điều đó nói rằng Nga và Saudi Arabia đại diện cho một "trật tự dầu mỏ mới", theo Croft.

Hai nước đã đưa ý tưởng đóng băng sản xuất vào tháng 1 năm 2016 - một kế hoạch đã tan rã vào tháng 4 sau khi vị phó thái tử quyền lực của Saudi Arabia đã tuyên bố rút lại sự ủng hộ của ông. Tuy nhiên, sự hợp tác này lại xuất hiện vào mùa thu khi Riyadh và Moscow đồng ý cùng nhau giám sát thị trường dầu mỏ và làm việc để giữ ổn định giá cả, Croft cho biết.

"Điều này một khoảng thời gian dài sắp tới, và điều thú vị là tôi nghĩ người Nga có bạn bè ở mọi nơi ở Trung Đông", bà nói.

Người Nga có thể ủng hộ Tổng thống Bashar Assad trong cuộc nội chiến ở Syria và duy trì mối quan hệ với Iran, cả quyền lực của người Shiite, nhưng vẫn cắt giảm các thỏa thuận và giữ mối quan hệ với các quốc gia Hồi giáo Sunni như Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất. Điều đó cho thấy Nga đã lấp đầy khoảng trống quyền lực ở Trung Đông, bà nói thêm.

Các nhà phân tích hôm thứ Hai nói rằng có một số lý do tại sao Saudi Arabia và Nga có thể tiếp tục hợp tác với nhau.

Nguồn: xangdau.net

ĐỌC THÊM