Khoản thặng dư tiền gửi không kỳ hạn của Nhật Bản đã giảm trong tháng 10-tháng thứ 8 vì cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu làm xuất khẩu suy giảm.
Khoản dư này đã tăng 56,5% lên 960,5 tỉ yen (10,4 tỉ USD) so với cách đây 1 năm, bộ tài chính tại Tokyo hôm nay đã cho biết. Ước tính của 22 nhà kinh tế về khoản thu hẹp lại của số thặng dư này lên tới 1090 tỉ yen.
Xuất khẩu đã giảm nhiều nhất trong 7 năm, làm tồi tệ thêm cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên ở Nhật Bản từ năm 2001, vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ngăn cản nhu cầu về ô tô và đồ điện tử trong nước. Tỉ giá hối đoái của đồng yen với dollar tăng 20% càng làm tăng sự ảm đạm của xuất khẩu và làm xói mòn giá trị của các khoản đầu tư mà Nhật có ở nước ngoài.
“Xuất khẩu hầu như chắc chắn sẽ yếu vì nhu cầu trên toàn cầu giảm, gây thiệt hại cho nền kinh tế của Nhật Bản,” theo ông Susumu Kato, nhà kinh tế hàng đầu tại Calyon Securities ở Tokyo. “Đồng yen mạnh hơn cũng làm tổn hại đến thu nhập đến từ xuất khẩu và làm giảm lợi nhuận từ các khoản đầu tư chứng khoán ở nước ngoài.”
Hàng hóa chở tàu ra nước ngoài giảm 7,3% trong tháng 10 so với 1 năm cách đây, lần giảm lớn nhất kể từ tháng 12/2001, theo bản tin ngày hôm nay. Nhập khẩu tăng 8%, 1 phần 4 so với lượng giảm 33% của tháng 9, vì giá năng lượng giảm.
Dầu thô được mua bán ở giá trung bình 77,48$/thùng trong tháng 10, giảm so với mức kỷ lục 147,27$/thùng hôm 11/7. Nhật Bản dùng hầu hết dầu mỏ từ nước ngoài.
Thặng dư lợi tức, sự khác nhau giữa tiền kiếm được từ nước ngoài và các khoản phải trả cho nhà đầu tư nước ngoài ở Nhật Bản, giảm 16,3% còn 1210 tỉ yen so với cách đây 1 năm vì giá trị của đồng yen. Tiền tệ của Nhật đã tăng 7,8^ so với đồng Dollar trong tháng 10, lần tăng theo tháng lớn nhất kể từ tháng 12/1998.
Tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn theo dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa Nhật và các đối tác thương mại của họ. Trong đó bao gồm cả những vụ không được ghi lại trong bản quyết toán của hải quan.