Nhà máy lọc dầu Dung Quất đến nay đã hoàn thành 98% công việc xây dựng và lắp ráp đã hoàn thành, một số công đoạn đã bước vào chạy thử. Ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất cho biết, đã rất gần đến ngày nhà máy khởi động và thời điểm Việt Nam sản xuất xăng dầu thương mại 25/2/2009 chắc chắn sẽ được thực hiện.
Trao đổi với VietNamNet trong thời điểm chuẩn bị hoàn tất công tác xây dựng và khởi động Nhà máy, ông Đinh Văn Ngọc - Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn - đơn vị sẽ trực tiếp quản lý và vận hàng Nhà máy lọc Dầu Dung Quất - cho biết, cho đến nay, Ban quản lý dự án với với nhà thấu chính Technip và các nhà thầu phụ đã hoàn thành nhiều gói thầu quan trọng.
Cụ thể là các gói thầu 5a - đê chắn sóng, 5b - cảng xuất sản phẩm, 7 - nhà điều hành... Các gói thấu quan trọng khác như: 1 - các phân xưởng công nghê, 2 - bể chứa dầu thô, 3 - bể chứa sản phẩm, 4 - phao rót dầu trên biển.. đều cơ bản hoàn thành và đang trong gia đoan cuối cùng cân chỉnh và chạy thử trước khi đưa vào vận hành chính thức.
"Có thể nói, đến thời điểm này, một khối lượng công việc đồ sộ đã được thực hiện với chất lượng cao. Và chúng tôi rất tự tin vào chất lượng và chắc chắn thời điểm 25/2/2009 sẽ có dòng dầu thương mại đầu tiên"- ông Ngọc nói.
Ông Đinh Văn Ngọc: Chỉ còn hơn 1 tháng chuẩn bị để chính thức đưa dầu vào lọc. (Ảnh: Phước Hà) |
Được biết, một số phân xưởng trong nhà máy đã vận hành chạy thử, việc này đã được tiến hành thế nào thưa ông?
- Hiện nay, đã đưa vào chạy thử nhiều phân xưởng, gần 40% thiết bị của nhà máy đã hoạt động. cụ thể, đê chắn sóng dài 1,6 km đã đưa vào sử dụng được 4 tháng, vượt tiến độ 5 tháng, hệ thống lò hơi và nhà máy điện, hệ thống nước làm mát cũng đã được khởi động ổn định.
Đầu tháng 12/2008, nhà máy đã nhập khí LPG để chạy lò đốt của một nhà máy điện, mới đây chứng tôi đã nhập 52.000 tấn dầu diezen và 600 thùng dầu thô vào vào cuối tháng 1/2009 sẽ tiếp tục nhập thêm 600 ngàn thùng dầu thô nữa để chuẩn bị cho việc vận hành sản xuất thử vì nhà máy đang chuyển từ giai đoạn lắp ráp sang giai đoạn ngiệm thu và chạy thử.
Với số dầu đã nhập sẽ đủ dùng cho tháng 2 và tháng 3/2009. Chúng tôi đang chuẩn bị tiếp nhận phao rót dầu không bến trên biển phục vụ cho công tác chuyển dầu thô từ các tàu dầu vào nhà máy. Nhà điều hành chính đã đi vào hoạt động, cuối tháng 12 sẽ đưa vào hoạt động cảnh xuất sản xuất... Có thể nói các hạng mục đồng bộ của nhà máy đã hoàn thành, kiểm tra và sẵn sàng vào hoạt động.
Ngày 20/12 tới, chúng tô sẽ nhập 600 tấn LPG để thực hiện đốt ngọn đuốc của nhá máy. Đối với chúng tôi, đây là mốc rất quan trọng, khi ngọn đuốc cháy lên cũng chính là thời điểm nhà máy hoàn thiện về lắp ráp cơ khí và sắn sàng để vận hành.
Ông có thể cho biết, khả năng hoạt động và những sản phẩm cung cấp ra thị trường của Nhà máy Dung Quất trong năm đầu tiên đi vào hoạt động?
Ngày 25/2 nhà máy sẽ chính thức cho ra dòng dầu thương mại đầu tiên. Công suất sẽ được nâng dần lên theo quá trình vận hành. Thời điểm tháng 2/2009 có thể chỉ đạt 50% công suất, sau đó từ tháng 8 - 12 sẽ đạt mức 100%. Tính trung bình cả năm sẽ đạt 60 - 65% công suất. Tương ứng với khả năng chế biến 4 triệu tấn dầu dầu thô.
Công suất nhà máy là 6,5 triệu tấn dầu thô/năm và sẽ cho ra 6,3 triệu tấn sản phẩm các loại. Nhà máy được thiết kế với nhiều chế độ vận hành khác nhau và khi thị trường và nhà nước có nhu cầu nhiều về sản phẩm xăng sẽ vận hành chế độ cung cấp nhiều xăng, nếu cần nhiều dầu dizen thì chạy chế độ cho ra nhiều diezen.
Về cơ bản, nhà máy sẽ cung cấp khoảng 320 - 460 tấn khí polypropylen/ngày. Khi đó sẽ được bán cho đối tác Nhật Bản. Về lâu dài tại Dung Quất sẽ xây dựng nhà máy chế biến, sau khi hoàn tất sẽ cho ra sản phẩm hạt nhựa; 900 - 100 tấn LPG/ngày, xăng các loại khoảng 1,9 triệu tấn/năm (trong đó, xăng A 90: 3.000 - 5.000 tấn/ngày; Xăng A92 và A 95: 2.700 tấn/ngày); dầu hỏa và nhiên liệu máy bay khoàng 400 ngàn tấn/năm (650 - 1.250 tấn/ngày); diezen dùng cho ô tô khoảng 3 triệu tấn/năm (7.000 - 9.000 tấn/ngày), dầu FO khoảng 300 ngàn tấn/năm (1.000 - 1.100 tấn/ngày).
Tháp chứng cất - Trái tim của nhà máy lọc dầu đã lắp xong đang trong giai đoạn kiểm tra chuẩn bị vận hành. (Ảnh: Phước Hà) |
Được biết, nguồn dầu chính cho nhà máy là từ nguồn dầu thô Bạch Hổ, nhưng nguồn này hiện đang bị suy giảm. Vì vậy, chúng ta đã có phương án gì để đảm bảo vận hành nhà máy khi nguồn dầu này hết?
- Công nghệ của Nhà máy lọc dầu Dung Quất là để lọc nguồn dầu tư mỏ Bạch Hổ, vì thế chúng tôi đã có tính toán và dự phòng cả kế hoạch thay thế nguồn dầu thay thế dầu Bạch Hổ.
Hiện nay, ở trong nước, ngoài nguồn Bạch Hổ ta còn có các mỏ khác đang khai thác như: Cá ngừ vàng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng. Trong năm nay cũng sẽ có thêm 4 mỏ mới đi vào khai thác... Vì thế, một phương án là có thể trộn dầu Bạch Hổ và các dầu từ mỏ khác để sử dụng cho nhà máy. Về lâu dài, chúng tôi đã làm việc với các hàng dầu lớn trên thế giới như BP, Shell... để đàm phán và mua dầu cung cấp cho nhà máy vận hành.
Bên cạnh đó, khi có kế hoạch mở rộng và nâng cấp nhà máy, sẽ có những cải tiến để có thể sử dụng dầu hỗn hợp từ dầu ngọt (hàm lượng lưu huỳnh thấp) và dầu chua (hàm lượng lưu huỳnh cao) dễ mua từ Trung Đông để chế biến. Trong thiết kế nhà máy đều có khả năng nâng cấp và chế biến dầu hỗn hợp.
- Sau khi hoàn thành, Nhà máy đã có kế hoạch nâng công suất, ông có thể nói cụ thể hơn về kế hoạch này?
Chủ trương ngiên cứu mở rộng nhà máy đã được Chính phủ đồng ý. Hiện nay, chúng tôi đã có những ngiên cứu sơ bộ và làm việc với các tập đoàn lớn trên thế giới về lọc hóa dầu và xây dựng nhà máy lọc dầu về phương án mở rộng nhà máy.
Về cơ bản, sẽ có nhiều phương án có thể tính đến. Cách nhanh nhất là nâng cấp nhà máy hiện có lên 130 - 140 công suất như một số nơi trên thế giới đã làm. Nếu như thế, công suất của Dung Quất sẽ lên đến 8,5 triệu tấn/năm. Hướng thứ hai, xây dựng một dây chuyền thứ hai bên cạnh nhà máy cũ. Phương án này có thể tận dụng được lợi thế về hạ tầng, nhân lực của nhà máy đang hoạt động.
Bên cạnh đó, Nhà máy Dung Quất khi thiết kế đã tính tới việc mở rộng trong trong tương lai. Đất đai đã được quy hoạch dự phòng trong một khu lọc hóa dầu Dung Quất và hoàn toàn đủ cho xây dựng một nhà máy thứ hai.
Được biết, Tập đoàn Dầu khí đang có chủ trương sau khi hoàn thành nhà máy sẽ bán một phần vốn cho đối tác nước ngoài. Việc này hiện tiến triển đến đâu, thưa ông?
- Tôi cho rằng, chủ trương bán một phần vốn đầu tư xây dựng nhà máy cho một đối tác nước ngoài có kinh nghiệm quản lý để vận hành nhà máy hiệu quả, nâng cao tính cạnh tranh đồng thời thu hồi được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư công trình khác là phương án cần được tính đến.
Tập đoàn đã có ý kiến lên Chính phủ và đang được xem xét. Hiện nay chưa thể nói là bán và bán bao nhiêu. Tất nhiên, về phương diện nghiên cứu thì chúng tôi cũng có những khảo sát sơ bộ để đưa ra những dự báo cho các phương án có thể được tính đến.
Cá nhân tôi nghĩ rằng, nhà máy được quyết định đầu tư vào 1995 với sô vốn 2,5 tỷ USD nhưng đến thời điểm này, với công trình nhà máy lọc dầu hiện đại nhất Đông Nam Á và hàng đầu Châu Á sắp hoàn thành thì còn số đầu tư đã lớn hơn con số đó rất nhiều.
Đặc biệt, giá trị của nhà máy xét trên nhiều khía cạnh sẽ còn rất lớn. Đây là nhà máy đầu tiên nhưng chúng ta đã có hơn 10 năm đào tạo và chuẩn bị một đội ngũ nhân lực hùng hậu, nhà máy có những lợi thế về cảng nước sâu, thiết bị hiện đại, tiêu chuẩn cao, thị trường rộng lớn... nên được các đối tác nước ngoài đánh giá rất cao.
Trên công trường vẫn còn rất nhiều việc phải làm và đang phải chạy đua với thời gian để hoàn thành đúng thời hạn. Đến nay, Ban quản lý dự án và tất cả các nhà thầu đều đã lên lịch làm việc trong cả Tết Nguyên đán Kỷ Sửu với tiến độ cao nhất để hoàn thành công trình đúng tiến độ. Trong giai đoạn này, một chương trình thi đua nước rút đã được phát động nhằm quyết tâm hoàn thành công trình đúng thời hạn. Một tính toán sơ bộ cho thấy, chỉ tính trên mức lợi nhuận trung bình thông thường trên thế giới khi lọc một thùng dầu thô khoảng 3 USD thì chỉ cần chậm một ngày số tiền thiệt hại đã lên đến 500 ngàn USD. Nhưng đó chưa phải là thiệt hại lớn nhất khi mà chúng ta chưa chủ động một phần nhiên liệu và an ninh năng lượng vẫn dự hoàn toàn vào nhập khẩu, nhất là trong tình hình giá dầu có nhiều biến động |
(Vietnamnet)