Bạn đã từng thấy một tàu chở dầu khổng lồ... có cánh buồm gió chưa? Bạn có thể sớm thấy thôi.
Đó là bởi vì Sohar Max, một tàu có trọng tải 400.000 tấn, vừa được lắp thêm năm cánh buồm rô-to dài 35 mét tại xưởng đóng tàu COSCO Zhoushan của Trung Quốc, theo Bloomberg đưa tin. Mục đích là giảm lượng nhiên liệu sử dụng xuống 6 % và cắt giảm 3.000 tấn khí thải carbon mỗi năm.
Bloomberg đưa tin rằng ngành vận tải biển đã phải đối mặt với áp lực từ các quy định để giảm khí thải. Cánh buồm rô-to vẫn chưa phổ biến và việc áp dụng các công nghệ gió phụ thuộc vào việc tiết kiệm chi phí. Báo cáo cho biết sức hấp dẫn của chúng có thể tăng lên khi các hãng tàu biển chuyển từ dầu sang nhiên liệu hàng hải sạch hơn, đắt tiền hơn.
Nick Contopoulos, Giám đốc sản xuất và quan hệ đối tác tại Anemoi Marine Technologies, cho biết: "Chắc chắn có sự gia tăng trong việc áp dụng hệ thống đẩy gió và không chỉ cánh buồm rô-to mà còn cả các công nghệ khác nữa".
Ví dụ, California vừa mở rộng các quy định về khí thải tại cảng của mình, DNV đã viết vào tháng trước. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, California sẽ mở rộng các quy định về khí thải đối với các tàu tại cảng.
Ban đầu được áp dụng vào năm 2007 đối với tàu chở container, tàu chở khách và tàu chở hàng lạnh, các quy định hiện bao gồm luôn cả tàu Ro-Ro và tàu chở dầu. Các tàu phải kiểm soát khí thải NOx, PM 2.5 và khí hữu cơ phản ứng bằng cách kết nối với nguồn điện trên bờ, sử dụng hệ thống thu gom khí thải đã được phê duyệt, trả vào quỹ khắc phục hoặc sử dụng nhiên liệu thay thế.
Tàu chở dầu phải tuân thủ theo từng giai đoạn, bắt đầu từ các cảng Los Angeles và Long Beach vào năm 2025 và tất cả các bến cảng California vào năm 2027.
Hầu hết các tiêu chuẩn khí thải khác "chủ yếu do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) quản lý" và "yêu cầu các tàu hoạt động trong Khu vực Kiểm soát Khí thải (ECA) được chỉ định phải đáp ứng các giới hạn nhiên liệu lưu huỳnh và tiêu chuẩn khí thải động cơ nghiêm ngặt hơn".
Nguồn tin: xangdau.net/Zerohedge.com