Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tất cả sự chú ý đổ dồn về Saudi Arabia Khi OPEC bắt đầu làm sáng tỏ

OPEC đã thất bại? Đó là câu hỏi mà các nhà phân tích bắt đầu đặt ra, khi sắp tới cuộc họp tiếp theo của nhóm vào cuối tháng này. Khi các thành viên tụ tập tại trụ sở chính ở Vienna, có thể sẽ đồng ý mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản xuất vốn đang được thực hiện từ đầu năm nay.

Những cắt giảm này, ban đầu nhằm tái cân bằng thị trường và hỗ trợ giá, có tác động tích cực ban đầu nhưng khó đo lường hiệu quả cuối cùng, vì tồn kho chỉ giảm từ từ trong khi việc vận chuyển dầu trên toàn cầu tăng. Sản lượng mới từ bên ngoài OPEC, đặc biệt tại Hoa Kỳ, đã giữ tồn kho toàn cầu ở mức cao.

Nhìn chung, người ta tin rằng các thành viên của OPEC sẽ nhận ra sự cần thiết phải mở rộng sự cắt giảm, với một người quan sát cho là xác suất "100 phần trăm". Có một số ý kiến cho rằng Nga, sự hợp tác của một nước không thuộc OPEC rất quan trọng đối với thành công chung trong chiến lược của OPEC, có thể cho thấy tính không khoan nhượng khi cắt giảm sản xuất, nhưng sự hoài nghi này đã phần nào được giải tỏa trong tuần trước khi chính phủ Nga cho thấy mức tuân thủ gần một trăm phần trăm.

Theo các nhà sản xuất lớn trong OPEC, chẳng hạn như Ả-rập Xê-út, Iraq và Iran, việc mở rộng thỏa thuận hiện tại rất có ý nghĩa. Riyadh đã cắt giảm vượt mức và muốn giá cao hơn để hỗ trợ một phần cho IPO của Saudi Aramco vào năm tới. Iran và Iraq đều được miễn trừ, và Iran đã khôi phục thành công sản lượng 3.8 triệu thùng/ngày.

Mặc dù có thể Iran hoặc Iraq không đồng ý giảm sản xuất, nhưng ít có lý do để họ phản đối việc gia hạn thỏa thuận, đặc biệt là khi họ có thể nắm lấy thị phần từ các nước khác như Ả-rập Xê-út, những nước phải cắt giảm nhiều hơn. Lo ngại rằng dầu có thể sụt xuống dưới 40 USD/thùng nếu không có sự đồng ý mở rộng, đã gây áp lực lên OPEC để đưa ra quyết định trong cuộc họp tháng Năm tới đây.

Không thể phủ nhận việc OPEC loại bỏ 1.2 triệu thùng/ngày, kết hợp với việc cắt giảm của Nga, đã có tác động đến nguồn cung toàn cầu và giảm tồn kho. Nhưng cũng rõ ràng là sự thu hẹp đầu tư kể từ khi giá sụp đổ hồi năm 2014 có thể sẽ dẫn đến tình trạng nguồn cung thắt chặt hơn nhiều trong tương lai, một kết quả mà OPEC chắc chắn đang tính đến, xét đến một số thành viên của mình (đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh) có thể tăng sản xuất và tận dụng giá cả cao hơn.

Nhưng trong ngắn hạn, thỏa thuận OPEC không phải là câu chuyện thành công mà nhiều người đã hy vọng. Sản lượng của Mỹ, sau khi sụt giảm vào năm 2016, đã phụchồi trở lại và không có dấu hiệu chậm lại, ít nhất là cho đến cuối năm nay. Sự phục hồi trong sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã được hỗ trợ bởi sự gia tăng hoạt động ở Vịnh Mexico, nơi các dự án ngoài khơi bắt đầu được đưa vào hoạt động. Một chính quyền liên bang với một thái độ hăng hái, tham vọng về sản xuất năng lượng trong tương lai hỗ trợ cho cảm giác rằng một tương lai tươi sáng cho nhiên liệu hoá thạch của Hoa Kỳ: các sắc lệnh mở rộng ngoài khơi, phê duyệt các đường ống dài và giải phóng vùng đất liên bang càng làm tăng thêm niềm tin vào các vùng đá phiến của Mỹ.

Tuy nhiên, việc cắt giảm sản lượng của OPEC dường như không ảnh hưởng tới các khách hàng của OPEC, đặc biệt là Trung Quốc. Theo số liệu của EIA, nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi của Mỹ cũng tăng, trong khi tổng lượng nhập khẩu từ OPEC trong quý I năm 2017 tăng vào tháng 01, tiếp theo là sự sụt giảm trong tháng Hai. Saudi Aramco đã giảm giá cho các sản phẩm và dầu thô tới thị trường Châu Á, sau khi tiếp tục giảm thêm trong tháng 4 và tháng 5. Động thái này được thúc đẩy không chỉ bởi mối quan tâm giành lấy nhiều thị phần hơn mà còn giúp cải thiện giá trị của Saudi Aramco, tập đoàn này sẽ có đợt IPO đầu tiên trong năm tới và đang vấp phải sự hoài nghi xung quanh ước tính trị giá 2 nghìn tỷ USD ban đầu.

Việc vận chuyển dầu thô các nước thành viên OPEC đã tăng nhẹ khi việc cắt giảm có hiệu lực, cho thấy một sự khác biệt nhất định giữa lời hùng biện và thực tế. Các nhà máy lọc dầu ở phương Tây tiếp tục tận dụng lợi thế của giá dầu thô thấp và lợi nhuận lọc dầu cao. Tồn kho Mỹ giảm mạnh đã ít gây ảnh hưởng đến giá cả, sau đó giá giảm do những lo ngại thêm về lượng cung tiếp tục tăng.

Trong khi đó, số lượng giàn khoan của Mỹ tăng lên liên tục, thúc đẩy kỳ vọng sản xuất của Mỹ sẽ đạt mức cao nhất trong năm 1970, là năm mà sản lượng dầu thô truyền thống của Mỹ đạt đỉnh điểm. Không phải ngẫu nhiên mà năm 1970 cũng là năm mà OPEC thực sự bắt đầu phát triển sức mạnh của mình trên thị trường xăng dầu toàn cầu, và học giả dầu mỏ MA Adelman cho biết giá dầu bắt đầu "đột biến" do sức ép của OPEC lên các công ty lớn.

Bây giờ khá rõ ràng rằng việc mở rộng cắt giảm sản xuất của OPEC sẽ đạt được trong tháng này. Nhưng câu hỏi thực sự là liệu việc cắt giảm có chứng minh được khả năng đứng vững của OPEC trong việc ảnh hưởng đến xu hướng chính trên thị trường hay không. Các thành viên của OPEC từ lâu đã tập trung vào các chương trình nghị sự riêng trong nước của họ, nhưng năm 2017 có thể là năm mà sự đoàn kết của nhóm bắt đầu trở lại. Ả-rập Xê-út đang tập trung vào việc IPO, Iran và Iraq đang cố gắng giành lấy thị phần và khôi phục sản xuất, trong khi nhiều nước thành viên khác trong đó có Nigeria, Libya và Venezuela tiếp tục phải vật lộn với những thách thức to lớn và sự bất ổn. Khi sản xuất của Mỹ phục hồi đến một mức độ lịch sử, thì có thể sự thất bại về vai trò như một đòn bẩy giá của OPEC có thể làm giảm sự thinh vượng của nhóm này lâu dài.

Với những nghi ngờ về việc liệu đợt cắt giảm đầu tiên có thành công hay không, tất cả các con mắt sẽ đổ dồn vào OPEC trong nửa cuối năm nay.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM