Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng trưởng thương mại toàn cầu hỗ trợ tái cân bằng thị trường dầu mỏ

Thương mại toàn cầu đang phát triển với tốc độ nhanh nhất trong sáu năm - đó vừa là dấu hiệu vừa là nguyên nhân phục hồi trong các thị trường hàng hóa.

Theo ước tính được tổng hợp bởi các nhà hoạch định kinh tế của chính phủ ở Hà Lan, khối lượng thương mại thế giới tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái từ tháng 5 đến tháng 7.

Tăng trưởng nhanh gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2016.

Các thị trường thương mại và hàng hoá toàn cầu được liên kết với nhau trong mối quan hệ nguyên nhân kết quả, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong kinh tế vĩ mô và là nguồn lực chủ yếu của sự biến động trong chu kỳ kinh doanh.

Hàng hoá, từ ngũ cốc đến khoáng sản, kim loại và dầu mỏ, là mặt hàng thương mại toàn cầu lớn nhất theo trọng tải, do đó tình trạng thị trường hàng hóa này có ảnh hưởng lớn đến dòng chảy thương mại thế giới.

Nhưng khối lượng thương mại lại là động lực chính cho nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong các động cơ trên tàu, xe tải và đường sắt.

Hầu hết cước vận chuyển bằng động cơ mã lực cao sử dụng nhiên liệu cặn (vận chuyển bằng đường biển) hoặc nhiên liệu chưng cất (đường xá, đường sắt, đường bờ biển và vận chuyển nội địa).

Sự bùng nổ trên diện rộng trong các thị trường hàng hóa từ năm 2010 đến năm 2014 đã thúc đẩy sự gia tải tăng mạnh nhu cầu nhiên liệu khổng lồ liên quan đến vận chuyển.

Theo báo cáo của Văn phòng Phân tích Chính sách Kinh tế của Hà Lan, khối lượng thương mại toàn cầu tăng trung bình 3,7% mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2014.

Tiêu thụ nhiên liệu chưng cất toàn cầu tăng gần 3 triệu thùng mỗi ngày so với cùng kỳ, theo báo cáo Thống kê Năng lượng Thế giớí của BP năm 2017.

Tiêu thụ nhiên liệu liên quan đến vận chuyển tăng nhanh hơn nhu cầu tiêu thụ đối với xăng, chỉ tăng 1,7 triệu thùng/ngày.

Nhưng khi các thị trường hàng hóa rơi vào tình trạng suy thoái vào năm 2015 và 2016, khối lượng thương mại và nhu cầu nhiên liệu liên quan đến vận tải đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Thương mại toàn cầu chủ yếu gần như đi ngang từ giữa tháng 1 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016 phần lớn là do sự sụt giảm trong lĩnh vực hàng hóa.

Tiêu thụ nhiên liệu chưng cất toàn cầu tăng ít hơn 200.000 thùng/ngày trong khoảng thời gian 2014-2016 so với gần 750.000 thùng/ngày trong giai đoạn hai năm trước đó.

Tuy nhiên từ cuối năm 2016, thị trường hàng hóa và dòng chảy thương mại đã có dấu hiệu phục hồi, điều này được phản ánh qua nhu cầu đối với nhiên liệu vận chuyển mạnh mẽ hơn.

Tiêu thụ dầu nhiên liệu chưng cất hàm lượng lưu huỳnh thấp tại Mỹ đang tăng nhanh nhất trong vòng hai năm và ghi nhận mức xuất khẩu kỷ lục cho thấy nhu cầu mạnh mẽ ở Mỹ Latinh cũng như các thị trường khác.

Nhu cầu nhiên liệu vận chuyển là động lực thúc đẩy các nhà máy lọc dầu xử lý khối lượng dầu thô kỷ lục và xóa các kho dự trữ dầu thô dư thừa.

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng lên đang giúp cân bằng lại thị trường dầu và vực dậy giá cả, qua đó sẽ làm tăng thu nhập cho nhiều quốc gia xuất khẩu hàng hoá và kích thích tăng trưởng vận chuyển hàng hóa và nhu cầu nhiên liệu hơn nữa trong năm 2018.

Sau hai năm, với nhiên liệu xăng là lực chính cho nhu cầu dầu mỏ thế giới trong năm 2015/16, tăng trưởng nhu cầu đang chuyển sang dầu nhiên liệu chưng cất và sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2018/19.

Nguy cơ chính đối với triển vọng này là từ chu kỳ kinh tế vĩ mô, vốn đang chứng kiến ​​sự chậm lại ở Mỹ và nhiều nền kinh tế phát triển khác.

Sự tăng trưởng kinh doanh hiện nay ở Mỹ đã là mức kỷ lục kéo dài thứ ba và sẽ trở thành mức kỷ lục kéo dài nhất nếu nền kinh tế này tiếp tục tăng trưởng vào tháng 07/2019.

Sự phục hồi theo chu kỳ của ngành dầu mỏ, vốn đang ở giai đoạn đầu, hiện đang lệch pha đoạn với chu kỳ kinh tế của Mỹ, ngày càng tăng trưởng chậm hơn.

Sự sai trục giữa chu kỳ kinh doanh của Mỹ  và chu trình ngành công nghiệp dầu mỏ sẽ là một nguy cơ ngày càng tăng lên vào năm 2019/2020.

Nguồn: xangdau.net/Reuters 

ĐỌC THÊM