Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tăng trưởng nhu cầu dầu thấp nhất trong gần một thập kỷ

 

Nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục chứng kiến ​​sự đi xuống từ các nhà dự báo năng lượng lớn, với một vài sự điều chỉnh giảm chỉ trong tuần qua.

Cụ thể, EIA cho biết trong báo cáo Triển vọng năng lượng ngắn hạn của mình rằng họ dự kiến ​​nhu cầu dầu sẽ chỉ tăng 0,9 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay, mới nhất trong một loạt các đợt hạ dự báo từ cơ quan này. Vào tháng 7, EIA cho biết nhu cầu năm 2019 sẽ tăng 1,1 triệu thùng mỗi ngày từ mức 1,2 triệu thùng mỗi ngày dự báo hồi tháng 6. EIA bắt đầu năm nay với dự báo nhu cầu tăng 1,5 triệu thùng mỗi ngày.

Vấn đề không phải là để chỉ trích EIA - vì gần như mọi cơ quan dự báo lớn đã buộc phải cắt giảm đáng kể con số của họ - mà là nền kinh tế toàn cầu đã chậm lại nhiều hơn dự kiến. Nếu con số tăng trưởng nhu cầu khoảng 890.000 thùng/ngày xảy ra như EIA hiện dự đoán, thì đây sẽ là lần đầu tiên kể từ năm 2011, nhu cầu dầu tăng chưa tới 1 triệu thùng mỗi ngày.

OPEC cũng cắt giảm dự báo của mình xuống còn khoảng 1 triệu thùng/ngày trong báo cáo mới nhất, giảm 80.000 thùng/ngày so với tháng trước, với lý do nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại. “Điều này nhấn mạnh trách nhiệm chung của tất cả các nước sản xuất trong việc hỗ trợ sự ổn định của thị trường dầu mỏ để tránh sự biến động không mong muốn và tiềm ẩn tái phát sự mất cân bằng thị trường”, OPEC cho biết trong báo cáo của mình. Đồng thời, sản lượng của nhóm từ đã tăng 136.000 thùng/ngày trong tháng 8 so với một tháng trước đó, dẫn đầu là sự gia tăng đáng kể từ Ả Rập Saudi.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc hiện ra như một lực cản lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế. Doanh số bán xe hơi của Trung Quốc đã giảm khoảng 13% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm 2018. Doanh số bán xe hiện đã giảm 14 trong số 15 tháng qua. Doanh số bán xe của Ấn Độ cũng giảm mạnh trong thời gian gần đây, giảm tới 41% trong tháng 8 so với một năm trước đó.

“Chúng tôi đã rời khỏi cuộc họp với các nhà tiêu thụ Năng lượng ở Trung Quốc tuần trước, với niềm tin lớn hơn rằng chúng ta có thể thấy sự giảm tốc trong tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc vào năm 2020 so với năm 2019. Không có triển vọng tăng rõ ràng, không giống như các cuộc họp tại hội nghị năm ngoái”, các nhà phân tích Goldman Sachs viết trong một ghi chú sau một chuyến đi đến Trung Quốc. “Các công ty/nhà đầu tư trong các cuộc trò chuyện của chúng tôi nói chung không lạc quan rằng chúng ta sẽ thấy một giải pháp cho căng thẳng thương mại Mỹ -Trung trong 6-12 tháng tới”.

Ngân hàng đầu tư này nói rằng có nguy cơ giảm đối với dự báo nhu cầu của họ do khả năng nền kinh tế chậm hơn nữa. Goldman dự kiến ​​Brent sẽ ở mức trung bình chỉ 60 đô la/thùng vào năm 2020.

“Đơn giản là vì không có động cơ mạnh mẽ cho sự tăng trưởng trên thị trường. Các nền kinh tế lớn bị hạn chế bởi sự không chắc chắn về địa chính trị (Chiến tranh thương mại / Brexit), trong khi các nền kinh tế mới nổi / đang phát triển đang phải đối phó với điều này và mức giá tương đối cao”, Richard Richard, giám đốc điều hành của JBC Asia tại Singapore, nói với Reuters.

Giá dầu thấp đang khiến hoạt động thấp hơn, điều này có thể dẫn đến tăng trưởng sản xuất chậm hơn và giá dầu cao hơn. Nhưng hiện tại, việc cắt giảm chi tiêu đang ảnh hưởng tới mảng đá phiến, đến mức ngành công nghiệp dịch vụ đang rơi vào suy thoái và thu hẹp toàn bộ, theo Rystad Energy.

Goldman Sachs nói rằng cắt giảm của OPEC + sẽ cần thiết cho đến năm 2020 và chỉ đến năm 2021, mọi thứ mới bắt đầu thắt chặt. Đến lúc đó, “sự suy giảm đáng kể của những dự án trong thời gian dài” sẽ bắt đầu được cảm nhận. Đây là những dự án đã bị loại bỏ sau vụ sụp đổ giá dầu 2014-2016. Vài năm sau, sự thiếu hụt các dự án mới dự kiến ​​sẽ dẫn đến giảm nguồn cung mới. Ngoài ra, Goldman nói rằng sự tăng trưởng đá phiến của Mỹ sẽ chứng kiến ​​sự giảm tốc, loại bỏ một nguồn tăng trưởng nguồn cung nữa vốn đặc trưng cho thị trường dầu mỏ trong thập kỷ qua.

Thế nhưng từ đây cho đến lúc đó, thị trường dầu sẽ vẫn trong tình trạng ảm đạm.

Có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ và Trung Quốc đang nóng lóng muốn có một thỏa thuận. Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư rằng họ sẽ miễn trừ một số sản phẩm khỏi danh sách thuế quan theo kế hoạch của nước này, một sự giàn hòa nhỏ nhằm mục đích giải tỏa căng thẳng. Động thái này diễn ra trước cuộc họp dự kiến giữa hai bên vào tháng Mười. Không rõ nguyên nhân của động thái này, nhưng có thể hiểu được rằng Mỹ cũng có thể phản hồi bằng một việc gì đó, có lẽ là sự trì hoãn áp thuế.

Tuy nhiên, vẫn còn rất xa để đạt được một bước đột phá thương mại lớn. Trong thời gian đó, giá dầu đang suy yếu.

                                                                                                                                                                                                                           Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM