Giá dầu thô đã tăng khoảng 10% kể từ khi chạm mức thấp vào cuối tháng 12, và có rất nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường đã sẵn sàng để tăng hơn nữa trong những tháng tới. Tuy nhiên, tất cả những điều đó phụ thuộc vào sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu, mà điều này thì không nhất thiết được đảm bảo sẽ cộng tác.
Thực vậy, một loạt bằng chứng cho thấy hoạt động kinh tế toàn cầu đang bắt đầu chậm lại. Dữ liệu sản xuất của Mỹ từ tháng 12 cho thấy sự chậm lại. Chỉ số quản lý mua của Viện quản lý cung ứng đã giảm 5,2 điểm vào tháng trước, mức giảm hàng tháng lớn nhất trong mười năm qua.
Trung Quốc gần đây đã công bố các số liệu tương tự. Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc thu hẹp trong tháng 12, lần đầu tiên rơi vào tình trạng như vậy trong gần hai năm. “Điều đó cho thấy nhu cầu bên ngoài vẫn bị tác động do những xung đột thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ, trong khi nhu cầu trong nước suy yếu đáng kể hơn”, theo Zhengsheng Zhong, giám đốc phân tích kinh tế vĩ mô tại CEBM Group, một công ty con của Caixin. “Ngày càng có nhiều khả năng nền kinh tế Trung Quốc có thể phải chịu áp lực suy thoái lớn hơn”.
Apple trong tuần trước đã cắt giảm triển vọng doanh thu lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ và giá cổ phiếu của hãng đã giảm 10% sau tuyên bố này. Dự báo doanh thu thấp hơn phần lớn là do doanh số đáng thất vọng ở Trung Quốc. Sự may mắn của Apple có vẻ không liên quan đến thị trường dầu mỏ, nhưng trong một chừng mực nó là một triệu chứng của sự chậm lại ở Trung Quốc, thì các nhà kinh doanh dầu có lẽ nên chú ý.
Tin tốt là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gần đây đã cho thấy một số dấu hiệu tan băng. Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập rõ ràng đã đạt được tiến triển tốt về tranh chấp thương mại trong cuộc trò chuyện qua điện thoại vài ngày trước. Nếu họ có thể đi đến một thỏa thuận ngừng việc tăng thuế thì nó có thể làm dịu bớt đòn giáng giảm tốc kinh tế tiềm năng. Cuộc đình chiến tạm thời giữa hai nước kết thúc vào tháng Ba.
Vấn đề là xu hướng kinh tế, một khi chúng bắt đầu, có thể tự mình phát triển, dẫn đến tổn hại ghê gớm. Nếu nền kinh tế chậm lại, các công ty phản ứng bằng cách cắt giảm đầu tư, tuyển dụng và chi tiêu, điều này làm mọi thứ thậm chí còn chậm hơn nữa. Điều tương tự cũng đúng trong thị trường trái phiếu và cổ phiếu - giá tài sản giảm có thể kích hoạt việc bán khống mạnh hơn. Đây là những cạm bẫy nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu 2019.
Được biết Cục Dự trữ Liên bang đưa ra tỷ lệ suy thoái kinh tế năm nay ở mức 16%, đây là mức cao nhất kể từ năm 2008. Chính Fed đang tự mình giúp đóng vai trò thúc đẩy các tỷ lệ đặt cược đó, việc tăng lãi suất khi đối mặt với triển vọng kinh tế tối tăm. Ngân hàng trung ương đã nâng lãi suất vào tháng 12 và dự kiến sẽ làm như vậy thêm hai lần nữa trong năm nay.
Một số liệu mơ hồ nhưng quan trọng cho thấy một cuộc suy thoái kinh tế có thể sắp diễn ra. Tháng trước, lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ 5 năm giảm xuống dưới mức trái phiếu kỳ hạn hai và ba năm. Một diễn biến như vậy đã xảy ra trước cuộc suy thoái kinh tế trong quá khứ.
Tất cả những điều này có ý nghĩa gì đối với giá dầu? Thị trường đang thừa cung, mặc dù giá đã giảm khá nhiều để phản ánh thực tế đó. Có thể hiểu được là điều tồi tệ nhất đã kết thúc, với việc cắt giảm nguồn cung của OPEC + và các miễn trừ trừng phạt Iran sẽ hết hạn sau vài tháng nữa.
Nhưng bức tranh nhu cầu hoàn toàn không chắc chắn, điều này thật mỉa mai bởi vì nhu cầu đã ổn định trong vài năm trong khi nguồn cung khiến các nhà phân tích bối rối. Đúng là như thế, dự đoán tăng trưởng nguồn cung trong năm nay cũng có vấn đề, nhưng lần đầu tiên trong một thời gian dài, có khá nhiều sự không chắc chắn về sức khỏe của nhu cầu dầu.
Sự không chắc chắn này đang có tác động gần như hàng ngày đối với giá dầu. “Dầu mỏ đang làm đảo lộn các mối quan tâm về cung và cầu”, Phil Philnn, một nhà phân tích tại Price Futures Group ở Chicago, nói với Reuters. “Đây thực sự là một trận chiến giữa tình hình nguồn cung, cái mà có vẻ như đang bị thắt chặt, so với khả năng nhu cầu sẽ giảm xuống”.
Nguồn tin: xangdau.net