Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ mạnh mẽ ở các nền kinh tế mới nổi dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ cũng như sự thu hẹp tồn kho nhanh hơn ước tính ban đầu từ châu Âu, đưa thị trường thế giới vững chắc theo hướng tái cân bằng, một giám đốc điều hành cấp cao nhận định.
Nhu cầu tiêu thụ dầu diesel tăng vọt và tồn kho nhiên giảm trong bối cảnh giám đoạn lọc dầu tại Mỹ do cơn bão Harvey đã giúp đưa giá dầu lên mức gần 60 USD/thùng, các nhà phân tích cho biết.
Chuẩn dầu Brent toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2015 vào hôm thứ Ba sau khi Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa sẽ cắt đứt xuất khẩu dầu thô từ khu vực Kurdcủa Iraq.
Giá đã tăng trong quý ba năm nay khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC cắt giảm sản lượng và khi Harvey tác động lên một phần lớn ngành công nghiệp lọc dầu của Mỹ.
Tại hội nghị APPEC tại Singapore của S&P Global Platts, Adi Imsirovic, giám đốc kinh doanh dầu tại Gazprom Marketing and Trading, cho biết: "Chúng tôi thấy thị trường trong sáu tháng tới sẽ cao hơn 60 USD vì một lý do đơn giản… nhu cầu tiêu thụ mạnh mẹ bất ngờ.”
Ông nói thêm: "Chúng tôi thấy thị trường thắt chặt, chúng tôi thấy dầu đi ra khỏi các kho lưu trữ khá nhanh.”
Mức giá chênh lệch tăng của hợp đồng tương lai Brent tháng đầu tiên so với hợp đồng giao dịch tương lai tháng thứ hai đang ở mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2016. Cấu trúc thị trường này, được gọi là backwardation, cho thấy nhu cầu dầu mỏ giao ngay ngày càng tăng.
"Có những dự báo cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu thô và chất lỏng có thể vượt qua ngưỡng 100 triệu thùng/ngày thậm chí trong những tháng tiếp theo hoặc năm tới," ông Franco Magnani, Giám đốc Eni Trading and Shipping, phát biểu tại hội nghị.
Ông nói thêm: "Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới vẫn đang tăng trưởng hoặc tương đối ổn định.”
Sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ dầu ở các nước công nghiệp và sức tiêu thụ mạnh mẽ ở Trung Quốc là chìa khóa trong việc thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ dầu tăng 1,88 triệu thùng/ngày vào năm 2017 từ mức năm 2016, theo PIRA. Hãng tư vấn này dự kiến tăng trưởng nhu cầu sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2018, ở mức 1,78 triệu thùng/ngày, nhờ vào Ấn Độ.
Nhu cầu nhiên liệu chưng cất mạnh mẽ
Điều khiến nhiều người trong ngành công nghiệp này ngạc nhiên là nhu cầu mạnh mẽ với các loại nhiên liệu chưng cất như dầu diesel và nhiên liệu máy bay.
Tại một hội nghị ở Brussels tuần trước, Matti Lehmus, phó chủ tịch phụ trách các sản phẩm dầu mỏ của nhà máy lọc dầu Neste Oil, Phần Lan, cho biết: "Điều ngạc nhiên lớn nhất là ở phía sản phẩm chưng cất, có vẻ như chúng ta sẽ đạt mức tăng trưởng 1,6%."
Janet Kong, giám đốc điều hành, phụ trách nguồn cung và kinh doanh của BP, Đông Bán cầu, cho biết tại hội nghị ở Singapore rằng tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cao hơn so với mức tăng trưởng trong vài năm gần đây, "đến một mức gần 1,6 đến 1,7 triệu thùng mỗi ngày và dẫn đầu là các sản phẩm chưng cất."
Nhu cầu nhiên liệu tăng mạnh là do thiệt hại từ bão Harvey gây ra, cơn bão đánh vào khu vực Gulf Coast Mỹ vào tháng 8 và đã ảnh hưởng lên gần 1/4 các nhà máy lọc dầu của nước này, dẫn đến tồn kho nhiên liệu này giảm mạnh và nhập khẩu tăng.
Robert Campbell, giám đốc phân tích các sản phẩm dầu mỏ tại Energy Aspects, nói: "Đây là đà tăng giá nhờ vào một sản phẩm ... Thậm chí từ trước khi có bão Harvey, các sản phẩm đã thúc đẩy đà tăng giá cả và kích thích các nhà máy lọc dầu sản xuất ở mức cao ... Điều mà Harvey làm là thúc đẩy một quá trình đã được tiến hành.”
Mặc dù nhu cầu nhiên liệu tăng mạnh và giá dầu Brent tăng cao, dầu thô tương lai của Mỹ đã tăng ít hơn, nới rộng ra mức giá chênh lệch giảm của WTI đối với Brent lên mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2015.
Jeffrey Currie, giám đốc nghiên cứu hàng hoá toàn cầu của Goldman Sachs, nói rằng điều này một phần là do khả năng tăng sản lượng của các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ bất chấp môi trường giá thấp.
Tuy nhiên để duy trì sự phát triển tái cân bằng thị trường, OPEC và các nhà sản xuất ngoài OPEC sẽ phải gian hạn cắt giảm sản lượng sau tháng 3 năm tới, theo Nadia Martin Wiggen, phó chủ tịch cấp cao phụ trách các thị trường tại Rystad Energy.
"Nếu OPEC không gia hạn thỏa thuận cắt giảm của họ sau quý một năm 2018, chúng tôi sẽ không còn thấy tồn kho giảm từ quý 2 18 và chúng tôi dự báo sẽ tăng từ quý 3 năm 2018," bà nói.
Nguồn: xangdau.net