Bất chấp những hy vọng mới đây rằng một thỏa thuận thương mại mới có thể đạt được giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trước hạn chót ngày 2 tháng 3 tự áp thuế của hai bên, nhưng có lẽ điều này vẫn không đủ để bù đắp tác động tiêu cực về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã được cảm nhận. Các nguồn tin nói với Reuters tuần trước rằng Bắc Kinh đang dự định hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống 6%.
Phân tích được đưa ra khi Trung Quốc chứng kiến xuất khẩu của mình giảm đột ngột vào tháng 12 xuống 4,4%, cao nhất trong hai năm qua, với lượng nhập khẩu cũng giảm 7,6% trong đợt giảm lớn nhất kể từ tháng 7 năm 2016. Kể từ khi xuất khẩu giảm trong tháng 12, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng (bao gồm chi tiêu cơ sở hạ tầng cao hơn và cắt giảm thuế), nhưng xuất khẩu có thể cũng loạng choạng trong vài tháng tới khi tăng trưởng trong nước chậm lại. Cơ quan xếp hạng Moody’s cũng nói trong một lưu ý rằng “lạm phát giá của các nhà sản xuất đã giảm tốc trong sáu tháng liên tiếp”, thêm vào các dấu hiệu khác của hoạt động công nghiệp thu hẹp ở Trung Quốc trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đang suy yếu.
Thặng dư thương mại lớn nhất trong một thập kỷ
Đồng thời với việc Trung Quốc công bố dữ liệu xuất khẩu tháng 12, nước này cũng cho biết thặng dư thương mại với Mỹ năm 2018 đã tăng 17% lên mức đáng kinh ngạc là 323,32 tỷ USD, một con số có thể gây áp lực lớn hơn cho Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ tăng 11,3% so với năm trước trong năm 2018, trong khi nhập khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc tăng 0,7% so với cùng kỳ.
Có lẽ, thậm chí điều đáng lo ngại hơn nữa đối với Mỹ khi nước này tiếp tục gây áp lực với Trung Quốc về một loạt các vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ và thương mại là mặc dù thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ tăng vọt vào năm ngoái, nhưng thặng dư thương mại nói chung thực sự đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 2013- cho thấy các vấn đề quan hệ thương mại có tính hệ thống nghiêm trọng và đang diễn ra với Mỹ. Những con số này sẽ mang lại nhiều đòn bẩy hơn cho các nhà đàm phán Mỹ khi họ thực hiện một thỏa thuận thương mại với các đối tác Trung Quốc.
Một báo cáo của CNBC cho biết, ngoài cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ, nền kinh tế Trung Quốc đã và đang phải đối mặt với những lực cản ngay chính trong nước. Ngay cả trước khi Trump khởi động sự leo thang căng thẳng thương mại mới nhất, CNBC cho biết, Bắc Kinh đã cố gắng quản lý sự chậm lại trong nền kinh tế của mình sau nhiều thập kỷ tăng trưởng đột phá.
Những lực cản cho thị trường dầu mỏ toàn cầu
Dữ liệu xuất khẩu gần đây của Trung Quốc dự báo rằng điều tồi tệ hơn có lẽ sắp xảy đến có thể vẫn còn đè nặng lên thị trường dầu mỏ toàn cầu, mặc dù giá dầu gần đây đã lấy lại được phần lớn những gì mà nó đã mất từ giữa tháng 10 đến cuối năm ngoái.
Hôm thứ Hai, giá dầu giảm gần 1. Một số nhà phân tích, dựa vào dữ liệu gần đây từ Trung Quốc, dự báo rằng giá dầu sẽ tăng trong khoảng 65-66 đô la/thùng đối với Brent và khoảng 55 đô la/thùng đối với WTI. Tuy nhiên, tăng trưởng của Trung Quốc được dự đoán rằng có thể chững lại trong nửa đầu năm nay, yếu tố lớn hơn cho cả sự tăng trưởng của Trung Quốc và thị trường dầu mỏ toàn cầu dựa trên kết quả của các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.
Nếu một số thỏa thuận có thể đạt được thì không chỉ loại bỏ nguy cơ Tổng thống Trump tăng thuế hiện tại đối với 200 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% cũng như đặt thêm 267 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc bị áp thuế, mà tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đánh dấu đi lên, bao gồm cả ở các thị trường mới nổi, với hiệu ứng dây chuyền lên nhu cầu dầu gia tăng, điều này sẽ hỗ trợ giá dầu cao hơn. Tuy nhiên, trong kịch bản xấu nhất, khi không thể đạt được thỏa thuận thương mại, thì kết quả cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu dầu mỏ sẽ là một thị trường dầu giảm giá mà cũng sẽ gây thiệt hại cho các nhà sản xuất dầu từ Saudi đến Nga, Canada, Mỹ.
Nguồn tin: xangdau.net