Gần đây, rất nhiều tin tức đến từ đá phiến Mỹ. Sản lượng tại Permian đã phá kỷ lục trong hai tháng liên tiếp. Cơ quan Thông tin Năng lượng đã dự báo rằng tổng sản lượng của nước này cũng có thể phá kỷ lục trong năm nay, nhờ giá cao hơn.
Nhưng liệu tin tức này có đủ tốt?
Số lượng giàn khoan đang tăng lên; không có câu trả lời nào về việc này. Sản lượng cũng đang tăng lên. Tuy nhiên, theo các giám đốc điều hành trong ngành, điều này không nhất thiết đồng nghĩa với việc trở lại kinh doanh như bình thường. Ngược lại, có vẻ như phần lớn ngành đá phiến đang quyết tâm tuân thủ kỷ luật tài chính và tiếp tục chi trả cổ tức cho cổ đông thay vì đẩy mạnh khai thác.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times, giám đốc điều hành của Devon Energy nói rằng nhìn chung, các cổ đông vẫn còn hoài nghi về việc tăng sản lượng và các công ty đang chú ý đến tâm lý này.
“Trong suy nghĩ của mọi người," Khi nào thì tăng trưởng sản xuất? . . . Chúng tôi có các nhà đầu tư nói rằng "Ôi trời, nếu không phải bây giờ thì khi nào?" "Rick Muncrief nói với Financial Times. “Nhưng đối với mỗi câu nói đó, sẽ có ít nhất một câu khác, nếu không phải là hai câu khác đang chờ nói, ‘Chúng tôi biết rằng kỷ luật sẽ chỉ ngắn ngủi. Chúng tôi đã rút ra bài học cho mình", ông nói thêm.
Tâm lý nhà đầu tư có lẽ là lý do lớn nhất khiến đá phiến của Mỹ vẫn hoạt động với sự kiềm chế. Sau nhiều năm ‘đốt’ tiền và phát hành cổ phiếu mới để cân đối thu chi, ngành công nghiệp đá phiến nhận thức rằng các cổ đông đã hết kiên nhẫn. Sau đó, đà tăng của giá dầu phục vụ một mục đích quan trọng, mang lại cho các công ty đá phiến cách thức để bắt đầu chi trả cho chủ sở hữu của họ sau sự hỗn loạn của năm 2020.
Sự hỗn loạn đó, với nhu cầu dầu tăng cao trong bối cảnh làn sóng phong tỏa đầu tiên và dầu của Mỹ rớt xuống mức âm lần đầu tiên trong lịch sử, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn, nhưng dường như đã khiến các công ty khoan đá phiến Mỹ lo sợ rằng họ cần phải sắp xếp lại các ưu tiên của mình từ “Tăng trưởng bằng mọi giá” sang “ưu tiêu cho Lợi nhuận”.
FT dẫn lời giám đốc điều hành của Diamondback Energy cho biết vào tháng 1: “Nguồn vốn trước đây chúng tôi sẽ chi để phát triển công ty, giờ đây chúng tôi đang sử dụng lại số vốn đó dưới hình thức mua lại cổ phần”. Giám đốc điều hành của Pioneer Resources cũng cam kết công ty sẽ chỉ tăng sản lượng 5% trong năm nay.
Vào thời điểm mà các nhà đầu tư đang tự hỏi liệu việc tiếp tục rót tiền vào dầu có xứng đáng hay không, với sự chuyển đổi năng lượng và các cam kết ESG, thì việc giữ chân nhà đầu tư đã trở thành thách thức, thúc đẩy các công ty thay đổi hành vi của mình.
Tuy nhiên, việc làm hài lòng của cổ đông không phải là lý do duy nhất khiến đá phiến Mỹ kìm hãm việc mở rộng sản xuất. Xét cho cùng, có rất nhiều công ty khoan dầu tư nhân trong mảng đá phiến của Mỹ không phải làm hài lòng cổ đông. Đây là những công ty mà các nhà phân tích xem là dẫn đầu mức tăng tổng sản lượng dầu của Mỹ.
Tuy nhiên, các công ty khoan dầu có thể sắp hết những điểm khai thác thuận lợi tại các lưu vực đá phiến. Trong một bài báo trích dẫn dữ liệu về giếng dầu, Wall Street Journal hồi đầu tháng đã đưa tin rằng do tốc độ cạn kiệt nhanh chóng của các giếng đá phiến, nguồn tài nguyên chi phí thấp đang nhường chỗ cho các mỏ dầu có chi phí cao hơn. Và điều này đang thúc đẩy một cách tiếp cận thận trọng hơn để tăng trưởng sản xuất.
“Bạn không thể tiếp tục tăng trưởng 15% đến 20% một năm,” Scott Sheffield của Pioneer Natural Resources, nói với Wall Street Journal. “Bạn sẽ xem xét giếng dự trữ của mình. Ngay cả những công ty tốt”.
Muncrief của Devon Energy không có ý định tăng sản lượng trong năm nay, theo bài báo của FT. Devon Energy sẽ chỉ duy trì mức sản xuất hiện tại.
Ngoài ra còn có một lý do thứ ba cho sự kiềm chế này khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên. Lạm phát chi phí đã không bỏ qua ngành dầu mỏ. Nó đang làm tăng chi phí khai thác bởi vì phần lớn các giếng đã được khoan nhưng chưa hoàn thiện vào năm ngoái và hiện sẽ cần phải chi nhiều hơn cho việc khoan mới.
Với việc các cổ đông vẫn nghi ngờ về tăng trưởng sản xuất như một chiến lược, sẽ rất khó để biện minh cho việc chi tiêu vốn cao hơn để thúc đẩy sản xuất khi bạn cần phải chi nhiều hơn chỉ để giữ cho sản lượng ổn định so với năm ngoái.
Chưa kể, những vấn đề dai dẳng của chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động đang làm tăng thêm những thách thức trong việc đạt được các dự báo của EIA về sản lượng kỷ lục. Theo FT, các nguồn tin trong ngành nói rằng trong khi việc triển khai một giàn khoan tại giếng dầu trước đây có thể mất vài tuần, thì bây giờ có thể mất đến bốn tháng.
Đó là một sự hội tụ nhiều yếu tố đáng tiếc nhất. Giá WTI trên 90 USD/thùng thường khiến mọi người đổ xô đi khoan. Nhưng ngay cả khi họ muốn như thế thì những người công ty khoan cũng không thể vội vàng khoan, ít nhất là không nhanh được— hoặc với chi phí thấy — như họ đã từng làm. Nhưng có vẻ như mối quan tâm của nhà đầu tư vẫn là ưu tiên hàng đầu của các công ty đại chúng.
Nguồn tin: xangdau.net