Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tại sao EU cần nới lỏng các biện pháp trừng phạt dầu mỏ đối với Nga

Thị trường dầu mỏ đang đứng trước khả năng EU áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với dầu thô và các sản phẩm hóa dầu của Nga. Dư luận châu Âu đang đòi hỏi các chính phủ EU phải có lập trường cứng rắn hơn nhiều đối với Nga, nhưng sự phản đối ở Berlin, Budapest và các thủ đô khác đã ngăn cản lệnh cấm nhập khẩu dầu hoàn toàn của Nga. Khi các lực lượng quân sự của Nga tràn vào miền đông Ukraine, gây ra thiệt hại nặng nề và phạm tội ác chiến tranh, các nhà lãnh đạo EU lo lắng về chi phí kinh tế và địa chính trị của việc đối đầu với chế độ của Putin. Việc vũ khí hóa hiện tại của Putin đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng sang châu Âu đã rất thành công. Bất kể những hành động tàn bạo đang diễn ra ở miền đông Ukraine, một số quốc gia thành viên EU đã và đang đấu tranh để duy trì dòng chảy của năng lượng Nga. Nhưng có vẻ như điều đó sắp thay đổi. EU đã đưa ra 5 gói trừng phạt đối với giới thượng lưu Nga, những người ủng hộ đường lối chính trị của Putin và các công ty Nga, nhưng tác động của các biện pháp trừng phạt nói trên đã bị hạn chế. Cỗ máy chiến tranh của Nga có thể đã trải qua nhiều thất bại quân sự, nhưng các lệnh trừng phạt của châu Âu không buộc Putin phải đánh giá lại cuộc xâm lược của Nga. Có thể lập luận rằng chiến lược chia rẽ các lựa chọn hợp tác của các cường quốc chính trị châu Âu trước cuộc chiến Ukraine của đã rất hiệu quả. Trong hơn hai thập kỷ, Moscow đã lôi kéo Đức, Đông Âu, Áo, và thậm chí cả Pháp, Hà Lan và Italia, nhờ nhập khẩu năng lượng giá rẻ của Nga. Việc thiếu khả năng để điều động đối với một số nước, đặc biệt là Đức, hiện đang ngăn cản một chế độ trừng phạt năng lượng trực tiếp và hiệu quả của EU.

Berlin, Budapest và thậm chí cả Hà Lan vẫn đang chơi trò chơi của Putin. Việc họ phụ thuộc vào các nguồn cung cấp năng lượng của Nga có nghĩa là họ không thể cấm vận tất cả các hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga mà không gây ra nguy cơ suy thoái kinh tế lớn ở trung tâm Liên minh châu Âu. Rõ ràng là trở ngại chính hiện tại để Brussels đưa ra bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào trước tháng 5 là Berlin. Việc Berlin miễn cưỡng cung cấp các khí tài quân sự rất cần thiết của Đức mà Thủ tướng Đức Scholz đã hứa với Ukraine là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nếu Berlin không sẵn sàng gánh chịu phần nào thiệt hại của mình, tương lai của Ukraine và an ninh của lục địa châu Âu sẽ bị đe dọa.

Bất chấp sự phản đối này, một số quan chức EU đang thúc đẩy các chiến lược của riêng họ, thiết lập các kế hoạch và chương trình không chỉ để châu Âu từ bỏ năng lượng của Nga càng sớm càng tốt mà còn để gây thêm áp lực lên Putin trong thời gian này. Ủy viên EU về Năng lượng Kadri Simson tuyên bố với báo chí rằng gói trừng phạt thứ sáu của EU đối với Nga đang được chuẩn bị và sẽ sớm được trình bày. Hiện tại, chưa có ngày cụ thể nào được đưa ra, nhưng Simson ngụ ý rằng các lệnh trừng phạt năng lượng, bao gồm lệnh cấm vận dầu khí, đang được thiết lập. Trở ngại chính đối với các lệnh trừng phạt mới này của EU sẽ là các quy định của EU, vốn yêu cầu sự nhất trí của tất cả các thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên đều sẵn sàng ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới, kể cả về dầu khí, nhưng không rõ Berlin và các quốc gia khác có tuân theo hay không. Thủ tướng Đức Scholz đã cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt mới đối với Moscow có thể bị đáp trả bởi quyết định chặn nguồn cung dầu và khí đốt của Putin ngay lập tức. Ông Scholz cũng liên tục lặp lại rằng nếu EU tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến Ukraine, Nga có thể tấn công các nước thành viên NATO. Thủ tướng Đức đã liên tục cảnh báo về kịch bản Thế chiến II mà ông muốn ngăn chặn.

Các thành viên EU đang bị chia rẽ, ngay cả Hà Lan, Italia và Pháp cũng đang lo lắng về cái giá của các lệnh trừng phạt mới. Tất cả các thành viên EU đang nhìn thấy suy thoái kinh tế hoặc GDP thấp hơn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cử tri châu Âu không bị chia rẽ, với sự ủng hộ ngày càng tăng đối với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt hơn và hỗ trợ quân sự hơn nữa cho chính phủ Kyiv bị bao vây của tổng thống Zelensky. Giá dầu và khí đốt không có dấu hiệu giảm trở lại, ngay cả khi chiến lược zero-COVID không khoan nhượng của Trung Quốc dẫn đến một số sự phá hủy nhu cầu. Các lệnh trừng phạt đối với Nga sẽ đẩy giá lên cao hơn nữa. Các nước OECD tương đối bất lực trong việc kiểm soát giá dầu, ngay cả việc giải phóng 180 triệu thùng từ tháng 5 đến tháng 10 cũng không có tác dụng đáng kể.

Mặc dù giá dầu tăng vọt, nhưng có vẻ như lựa chọn tốt nhất của EU là đánh vào hoạt động xuất khẩu dầu của Nga bằng các lệnh trừng phạt mới. Không còn nghi ngờ gì nữa, các nền kinh tế OECD sẽ gặp khó khăn khi giá dầu leo ​​thang, nhưng thị trường dầu mỏ toàn cầu có khả năng chống lại cú sốc nguồn cung nhiều hơn một chút so với thị trường khí đốt tự nhiên toàn cầu. Nếu dầu của Nga bị cấm vận, một phần lớn doanh thu của Putin sẽ bị mất, Moscow cung cấp 29% nhu cầu dầu cho EU. Khí đốt tự nhiên mang tính chiến lược hơn nhiều, vì Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu khí đốt cho EU và không có sẵn các lựa chọn nguồn cung mới.

Từ ngày 15 tháng 5 trở đi, các quy định mới của EU sẽ có hiệu lực cấm các công ty tham gia giao dịch với hai công ty dầu khí quốc doanh của Nga là Rosneft và Gazpromneft. Các báo cáo thị trường đã chỉ ra rằng các thương nhân châu Âu và châu Á đang quay lưng lại với các giao dịch dầu mỏ và hóa dầu của Nga. Rosneft của Nga đã và đang cố gắng xoay sở bằng cách cố gắng đẩy một lượng lớn dầu thô trước thời hạn nhưng đã không thành công. Rosneft đã chào bán khoảng 37,4 triệu thùng dầu Urals cho tháng 5 đến tháng 6, và 11 lô dầu Light-Sokol-ESPO giao ngay của Siberia. Ngay cả các thương nhân Ấn Độ cũng đã xa lánh họ trong những ngày gần đây mặc dù trước đó rất hào hứng với dầu được chiết khấu mạnh của của Nga. Các ứng dụng theo dõi tàu chở dầu cho thấy rằng sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày, đạt 10 triệu thùng/ngày. Sản lượng sụt giảm này sẽ tạo thêm áp lực cho liên minh OPEC+.

Ông Putin đã thúc giục các công ty năng lượng của Nga đưa ra kế hoạch nhằm phản ứng lại với bất kỳ lệnh trừng phạt nào từ EU. Theo một tuyên bố của Điện Kremlin, Putin đã yêu cầu những người đồng hương của mình đưa ra các chiến lược để đưa dầu và khí đốt đến châu Á. Các lựa chọn của Nga trên mặt trận này rất hạn chế vì Châu Âu chiếm một phần lớn trong tổng xuất khẩu năng lượng của Nga. Trong khi đó, nhu cầu dầu và khí đốt ở châu Á đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát, giá cao hơn và các hạn chế ngăn chặn COVID ở Trung Quốc. Moscow vẫn phụ thuộc vào khả năng tiếp cận thị trường châu Âu. Áp lực đối với Putin đang tăng lên, nhưng Đức và việc tiếp cận Berlin, Budapest và các thủ đô khác vẫn có thể cứu được ông. Trong một động thái nhằm gia tăng sức ép lên EU và Moscow, Ba Lan đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, lần này là đối với hai công ty dầu khí Gazprom và Novatek của Nga. Bộ Nội vụ Ba Lan đã phong tỏa toàn bộ tài sản của Novatek ở Ba Lan, đồng thời nhắm mục tiêu vào Gazprom. Gazprom sở hữu 48% cổ phần của STG EuRoPol GAZ SA, một công ty Ba Lan là đồng sở hữu đường ống dẫn khí Yamal-Europe.

Trong khi các biện pháp trừng phạt năng lượng mới của EU đang được xem xét, Brussels đã đề xuất áp mức giá trần cho dầu của Nga. Tờ FT của Anh tuyên bố rằng động thái này được coi là một cách để đánh vào doanh thu của Điện Kremlin. Brussels dường như coi đây là một cách để gia tăng sức ép. Italia đang ủng hộ động thái này, nhưng Berlin tỏ ra nghi ngờ, vì lo lắng rằng việc đặt ra mức giá trần có thể đồng nghĩa với việc vi phạm hợp đồng. Chừng nào các cuộc thảo luận vẫn dựa trên các đánh giá pháp lý thuần túy, vốn là biệt ngữ chính trị vì sợ hãi trước những tác động của Nga, thì không thể chống trả lại Putin.

Tương lai của Ukraine vẫn chưa rõ ràng, và các chính phủ châu Âu đang chia rẽ về hầu hết mọi thứ. Các biện pháp trừng phạt năng lượng dường như là chiến lược hiệu quả và có thể áp dụng được nhất, ngay cả khi chúng sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Sự miễn cưỡng của Berlin đang giúp ích cho cỗ máy chiến tranh của Putin, nhưng cũng có thể trở thành yếu tố làm suy yếu vai trò của Đức trong tương lai của EU. Không có quyết định dễ dàng nào ở đây, nhưng vào những thời điểm đặc biệt thường đòi hỏi những biện pháp khác thường.

Nguồn tin: xangdau.net  

ĐỌC THÊM