Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Tại sao Brazil gia nhập OPEC sẽ là một sai lầm lớn?

 

Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã loan truyền ý tưởng gia nhập OPEC trong chuyến thăm Ả Rập Saudi.

Xuất hiện tại diễn đàn có tên gọi “Davos trên sa mạc”, ông Bolsonaro bày tỏ sự quan tâm đến OPEC. “Cá nhân tôi rất muốn Brazil trở thành thành viên của OPEC. Vâng, tôi nghĩ rằng khả năng là có. Chúng ta có đủ trữ lượng, dự trữ dầu. Trên thực tế, trữ lượng dầu của chúng tôi lớn hơn so với một số quốc gia thành viên OPEC hiện tại”, ông nói tại Riyadh. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ông sẽ phải tham khảo ý kiến ​​của các Bộ trưởng kinh tế và năng lượng về ý tưởng này.

Viễn cảnh Brazil gia nhập OPEC có nghĩa là một nhà sản xuất dầu lớn nữa trên toàn cầu sẽ nằm dưới sự bảo trợ của cartel, bổ sung thêm khoảng 3 triệu thùng mỗi ngày vào sản lượng chung của nhóm. Quốc gia Nam Mỹ này sẽ trở thành nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC nếu như tham gia. “Đây là bước đầu tiên để có thể áp dụng chính sách này ở Brazil”, ông Bolsonaro nói.

Tuy nhiên, thời điểm lại có một chút kỳ lạ đối với Bolsonaro. Tuần tới, Brazil sẽ tổ chức hai đợt cấp phép cho khai thác dầu khí lớn ngoài khơi, mà chính phủ hy vọng sẽ huy động được hơn 25 tỷ đô la.

Tuyên bố rằng chính phủ có thể tham gia vào một nhóm mà quyết định hạn chế sản lượng vào những thời điểm không thể đoán trước có lẽ không phải là điều mà các công ty đa quốc gia muốn nghe. Một số công ty đang khó chịu với các điều khoản đi kèm với cuộc đấu giá dầu của Brazil.

Khi Reuters hỏi Giám đốc điều hành của Repsol Sinopec Brasil, liệu cuộc đấu giá có đắt hay không, Mariano Ferrari nói: “Chúng tôi sẽ không tham gia, điều này sẽ cho bạn câu trả lời cho câu hỏi đó”.

Reuters mô tả cuộc đấu giá như “là một thứ gần nhất với một vụ cá cược chắc chắn trong thế giới sản xuất dầu ngoài khơi”, vì Petrobras đã thực hiện một số công việc thăm dò khó khăn. Do đó, và vì chính phủ biết rằng có hàng tỷ thùng dầu nằm dưới biển, nên được biết chính phủ đã yêu cầu lợi tức ký kết cao và một phần sản lượng khá lớn, Reuters cho biết thêm.

Trên thực tế, việc Brazil gia nhập OPEC có lẽ sẽ không xảy ra, nhất là vì không rõ liệu chính phủ sẽ áp đặt các hạn chế sản lượng đầu ra như thế nào đối với các công ty hoạt động tại nước này.

Trong mọi trường hợp, sản xuất dầu ở Brazil đang tăng lên, và thậm chí Bolsonaro có lẽ cũng không muốn can thiệp vào việc đó. Trong bối cảnh đó, không rõ ông này đang cố gắng đạt được điều gì ở Riyadh.

Diễn tiến vụ việc đến khi Bolsonaro phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng đang kéo đến ở trong nước. Truyền thông Brazil đưa tin hôm thứ Ba về mối liên hệ giữa Bolsonaro và những kẻ giết người của Hội đồng thành viên Rio Marielle Franco năm ngoái. Bolsonaro đã tiếp tục phát các bài diễn văn dài chỉ trích trực tiếp trên Facebook ngay sau đó.

Trong khi đó, Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman phải đối mặt với những thách thức của riêng mình. Một năm sau vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, giới thượng lưu tài chính toàn cầu đã quay trở lại Riyadh. Rõ ràng, số tiền bị đe dọa là quá tốt để từ chối cơ hội.

IPO một phần của Saudi Aramco là một trong những vấn đề lớn nhất mà mọi người đang theo dõi, và một trong số đó là hàng chục ngân hàng đang tranh giành để có được một phần. Nhưng thời điểm vẫn còn khá khủng khiếp đối với Aramco. Thị trường dầu mỏ vẫn trong tình trạng ảm đạm và triển vọng cho năm 2020 không tốt hơn nhiều. Điều đó đặt ra câu hỏi về những gì OPEC + sẽ làm trong cuộc họp sắp tới vào tháng 12. Ả Rập Saudi đang tuyệt vọng với giá cao hơn, và do đó, họ có thể sẽ cắt giảm sản lượng nhiều hơn.

Bộ trưởng dầu mỏ Nigeria đã nói như vậy sau cuộc gặp với người đồng cấp Saudi, cho thấy Ả Rập Xê Út sẽ thực hiện cắt giảm sản lượng lớn hơn để đẩy giá đi lên. Nhưng các nhà phân tích ngay lập tức đặt ra câu hỏi. “Ít nhất chúng tôi nhận thấy điều này đáng ngờ, nếu không nói là kỳ cục: hai bộ trưởng có nhiều khả năng đã thảo luận về thực tế rằng Nigeria cần phải cắt giảm sản lượng của mình. Xét cho cùng, Nigeria là quốc gia có đóng góp nhỏ nhất cho cắt giảm sản xuất của OPEC cho đến nay”, Commerzbank nói trong một lưu ý vào thứ Tư. “Do đó, chúng tôi nghi ngờ tại sao Ả Rập Xê Út ra hiệu cho Nigeria rằng họ sẵn sàng cắt giảm sản lượng nhiều hơn. Một điều lạ nữa là chính Nigeria công bố điều này với công chúng”.

Tuy nhiên, MbS đang liều lĩnh để thực hiện IPO Aramco thành công, vì vậy mọi quyết định ở Vienna có thể sẽ được đưa ra trong bối cảnh đó. Ông có thể sử dụng một số cắt giảm sản xuất từ ​​Brazil, điều này sẽ hỗ trợ cho nỗ lực của ông, nhưng một kết quả như vậy dường như cực kỳ khó xảy ra.

                                                                                                                                                                                                  Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM