Sự suy yếu đang diễn ra của thị trường dầu mỏ toàn cầu dường như đang gây ra căng thẳng trong OPEC + và sự chia rẽ trong ban lãnh đạo của tổ chức này hiện sắp xuất hiện. Từ đầu năm nay, Moscow-Riyadh đã làm môi giới cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng OPEC +, những bất đồng nội bộ đã được kềm lại bởi đại dịch toàn cầu và khối lượng dự trữ dầu thô cao. Sự lạc quan của thị trường hiện nay dường như đang tăng lên, từ các báo cáo lạc quan về giá dầu thô cho năm tới và thậm chí cả Báo cáo năng lượng thế giới 2020 của IEA. Nhưng thực tế thị trường dầu vẫn còn ảm đạm hơn nhiều. Mối đe dọa về việc đóng cửa ở châu Âu là có thật, một lần nữa làm ảnh hưởng tới nhu cầu toàn cầu trong khi gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Việc nới lỏng tài chính và các gói cứu trợ trên toàn thế giới đã giữ được một số nhu cầu, nhưng tài chính của các nền kinh tế lớn lại ảm đạm, điều này có thể được nhìn thấy trong mức độ thất nghiệp ngày càng tăng. Điều này sẽ không chỉ loại bỏ nhu cầu của OECD đối với dầu mà còn đối với ngành sản xuất châu Á. OPEC + dường như đang nhìn nhận mọi thứ theo hướng khác, với việc mở van khai thác dầu ở Ả Rập Xê Út, Nga và các nước thành viên OPEC + khác một lần nữa. Việc tuân thủ cắt giảm sản lượng của OPEC vẫn ở mức khoảng 100%, nhưng những tháng tới con số này sẽ giảm xuống.
Chưa có ai nói về một cuộc chiến giá dầu mới, nhưng một số nhà sản xuất hiện đã chán ngấy việc bóp nghẹt sản xuất của chính họ để đối phó với việc sản xuất quá mức của những nước khác. Các nhà nhập khẩu châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đã gặt hái được thành quả từ môi trường giá rẻ này, khi lấp đầy các thùng chứa dầu của họ. Mặc dù hầu hết các nhà nhập khẩu châu Á hiện nay dường như hài lòng với việc tích trữ. Suy thoái kinh tế của OECD sẽ khiến nhu cầu dự kiến của châu Á gặp rủi ro vài triệu thùng mỗi ngày.
Trái ngược với các đánh giá trước đây, Q3/2020-Q1/2021 được dự báo sẽ không chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu dầu và các sản phẩm dầu mỏ trên toàn thế giới. Mức dự trữ dầu toàn cầu vẫn ở mức cao, trong khi thế giới tràn ngập dầu và khí đốt. Các trader quốc tế đang công khai đặt câu hỏi về động thái hiện tại của OPEC + để cung cấp thêm dầu trên thị trường, vì hiện tại không có nhu cầu cho những thùng dầu này. Vào tháng 1 năm 2021, mức cắt giảm sản lượng trước đây khoảng 10 triệu thùng/ngày (tháng 5 năm 2020) sẽ giảm xuống còn 6 triệu thùng/ngày. Như đã nêu vào tháng 5, ngay cả với những khoản cắt giảm hiện tại là không đủ và việc nới lỏng cắt giảm sẽ chỉ làm kéo dài tình trạng thị trường suy yếu hiện tại mà thôi.
Đó là thời điểm đáng lo ngại đối với hai kiến trúc sư chính của thỏa thuận OPEC +. Người ta có thể nói rằng Riyadh và Moscow đang rơi vào tình huống nghịch lý mà không thể thoát ra được, vì bất cứ điều gì họ cố gắng làm, thị trường có khả năng là quá yếu để phản ứng và sẽ quay lại gây tổn hại cho cả hai bên. Ả Rập Xê-út, được hỗ trợ bởi đồng minh chính UAE, và Nga đều đang xem xét một cuộc khủng hoảng tài chính chưa rõ mức độ nếu thị trường dầu mỏ không sớm phục hồi. Giá dầu hiện đang quá thấp để duy trì chiến lược của chính phủ của cả hai quốc gia. Các báo cáo mới nhất về ngân sách của chính phủ Ả Rập Xê Út, dựa trên kịch bản giá dầu 50 USD/thùng, thực tế là quá lạc quan, vì giá hiện đang ở mức thấp 40 của phạm vi USD. Đối với Nga, nền kinh tế nước này đã bị ảnh hưởng từ mọi phía, vì dầu khí yếu, nhu cầu trên toàn thế giới giảm và sự đa dạng hóa nền kinh tế của nước này đang bị đình trệ. Tuy nhiên, khả năng cơ động của Putin cao hơn so với các nhà cầm quyền Ả Rập Xê Út. Vị thế cường quốc toàn cầu của Nga vẫn mở ra những cánh cửa để giúp có thể chịu đựng được trong những tháng tới.
Tuy nhiên, Saudi Arabia đang xem xét một tình huống mà một chiến lược đơn giản dường như không tồn tại. Nếu không có giá dầu thô cao hơn, không chỉ tập đoàn Saudi Aramco hàng đầu của Vương quốc này bị ảnh hưởng mà hầu hết các dự án của chính phủ cũng vậy. Công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới đã tạm dừng một số dự án lớn mới, đồng thời đánh giá lại mức đầu tư của những dự án khác. Các dự án ngoài khơi nổi tiếng, chẳng hạn như Biển Đỏ hoặc thiết lập nhà máy đóng tàu mới ở Ras Al Khair, không còn tiến triển nhanh nữa, cho thấy một số hạn chế bên trong.
Aramco cũng đang bị Riyadh siết chặt tiền mặt để tài trợ cho các dự án Tầm nhìn 2030 của Ả Rập Xê Út. Đa dạng hóa nền kinh tế là cần thiết, nhưng nếu không có tiền mặt, các dự án sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí là đóng băng. Tài chính của Vương quốc đang gặp khó khăn, thể hiện qua thực tế là sự quan tâm của quốc tế đối với trái phiếu chính phủ của Ả Rập Xê Út (và Nga) đang phai nhạt. Trái phiếu chính phủ được định giá bằng đô la Mỹ tuần trước của Nga và Ả Rập Xê Út đã giảm, chủ yếu do giá dầu thấp hơn và các vấn đề bầu cử ở Mỹ. Nếu thị trường vốn đang trở nên lo lắng, thì Riyadh và Moscow thực sự đang gặp khó khăn. Cần phải có những biện pháp quyết liệt.
Với một cuộc khủng hoảng nội bộ đang rình rập, Nga và Saudi có thể buộc phải đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau. Nếu những lời đe dọa của Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz Bin Salman rằng Vương quốc đã có đủ những kẻ tham lợi, các nhà đầu tư bán khống hoặc thiếu sự ủng hộ của các thành viên, phải được thừa nhận theo giá trị thực, thị trường sẽ không hề ngạc nhiên nếu OPEC quyết định đi theo con đường riêng của mình một lần nữa. Một động thái xông xáo hơn của Riyadh đối với thị phần hoặc giá dầu không phải là điều không tưởng. Các cuộc công kích tài chính đang diễn ra tàn phá công ty dầu quốc tế IOCs và các dịch vụ mỏ dầu cũng đang ảnh hưởng đến các công ty dầu quốc gia NOC. Doanh thu và lợi nhuận vẫn cao, nhưng chính phủ của họ đang rất cần tiền mặt. Mối quan hệ giữa Nga và Ả-rập Xê-út có thể từng là một cuộc hôn nhân do trời định, nhưng giờ đây tất cả đã tan vỡ.
Với áp lực tài chính bên trong từng nước và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, đặc biệt là trong giới trẻ, các nhà lãnh đạo trẻ ở Trung Đông có thể làm theo tiếng nói con tim. Nếu sự hợp tác không mang lại những phần thưởng cần thiết, thì lựa chọn cũ về một cuộc chiến giá dầu mới không phải là điều không thể tưởng tượng. Quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu và thoái lui việc đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch đã và đang gỡ bỏ những điểm yếu cho ngành dầu khí. Cần có sự hợp nhất, có thể Nga và Ả Rập Xê-út sẽ theo cách tiếp cận đấu tranh sinh tồn trong tương lai. Lần này, cả những công ty IOCs độc lập và một số nhà sản xuất OPEC + yếu hơn sẽ bị ảnh hưởng. Những tuyên bố được đưa ra trong những tuần này rằng Ả Rập Xê Út muốn trở thành nhà sản xuất dầu cuối cùng đứng vững hoặc “Người sống sót duy nhất” không nên bị coi nhẹ. Mối đe dọa tiềm ẩn này cần phải được chấp nhận giá trị hiện thực. Những chiếc găng tay này có thể sẽ tháo ra trong những tháng tới và thị trường dầu mỏ sẽ phải sẵn sàng cho điều đó.
Nguồn tin: xangdau.net