Trong những thập kỷ trước khi dầu đá phiến của Mỹ xuất hiện, thị trường dầu mỏ chỉ có một lực lượng ổn định là OPEC. Lý do thị trường dầu được cấu trúc như vậy là do bản chất của sản xuất dầu thông thường, hầu hết sản xuất dầu của khu vực ngoài OPEC rơi vào một trong hai loại: Các dự án lớn ngoài khơi phải mất từ 5 đến 7 năm để xây dựng (Bắc Biển, Vịnh Mexico...) hoặc các mỏ dầu thông thường trên đất liền.
Cả hai nguồn cung cấp dầu thông thường này đều không đáp ứng hoặc chỉ phản ứng chậm với sự thay đổi giá dầu, các dự án dầu lớn ngoài khơi có xu hướng không đếm xỉa môi trường giá dầu, trong khi sản xuất dầu thông thường trên đất liền có tốc độ suy giảm (dưới 10%) có nghĩa là ngay cả việc khoan chậm lại cũng không ảnh hưởng đến tổng sản lượng trong một khoảng thời gian dài.
Tình trạng đã nói ở trên nghĩa là tùy thuộc vào sự điều chỉnh sản lượng của OPEC để cân bằng thị trường này trong trường hợp nguồn cung và nhu cầu thay đổi đột ngột, OPEC đã linh hoạt rút hàng triệu thùng dầu ra khỏi thị trường trong 1 tới 2 tháng (OPEC đã rút 4 triệu thùng dầu khỏi thị trường sau khủng hoảng tài chính trong năm 2008/2009 là một trường hợp điển hình).
Sự xuất hiện cùa dầu đá phiến Mỹ trong bối cảnh năm 2014 đã lật ngược lại hành động cân bằng của OPEC.
Sau sự sụt giảm giá dầu cuối năm 2014, sản lượng dầu thô của Mỹ (tại 48 tiểu bang ngoại trừ Vịnh Mexico) giảm 1 triệu thùng từ tháng 12/2014 tới tháng 12/2016.
Dầu đá phiến đại diện 70% sản lượng dầu thô của Mỹ trong tháng 12/2014 (5,23 triệu thùng) đã giảm 690 nghìn thùng, chiếm 13% sự sụt giảm trong cùng khung thời gian đó. Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đã giảm 5,2% trong năm đầu tiên xuống 4,97 triệu thùng (tháng 12/2015), và sau đó giảm thêm 8,6% trong năm tiếp theo xuống 4,54 triệu thùng ( tháng 12/2016).
Sự sụt giảm dầu đá phiến của Mỹ đối ngược với sản lượng dầu ở Vịnh Mexico, tăng 18% từ 1,45 triệu thùng lên 1,72 triệu thùng trong cùng giai đoạn do bản chất dài hạn của sản xuất ngoài khơi.
Tương tự sản lượng khu vực ngoài OPEC không tính Mỹ vẫn ổn định từ tháng 12/2014 tới tháng 12/2016 ở mức 43,5 triệu thùng.
Có thể thấy sản lượng dầu thô ở cả GOM và khu vực ngoài OPEC (ngoại trừ Mỹ) không phản ứng với sự thay đổi giá dầu. Điều này không có nghĩa là khu vực đó không phản ứng với giá dầu thấp - cuối cùng, chúng sẽ phản ứng nhưng với độ trễ có thể từ 3 tới 5 năm. Chúng ta sẽ thấy tác động của sự sụt giảm này ít nhất vào năm 2020.
Dầu đá phiến Mỹ
Rõ ràng rằng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ là thị trường dầu nhạy cảm nhất với sự thay đổi trong giá dầu. Khi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ trở nên có ảnh hưởng lớn hơn trong bức tranh nguồn cung dầu toàn cầu, đặc tính dễ biến đổi của nó sẽ ngày càng có tác động lớn tới thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nhưng ta hãy nhìn vào các con số trước đó.
Trong tháng 12/2014, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ ở mức 5,23 triệu thùng, với tổng mức độ sụt giảm tự nhiên hàng tháng là 300 nghìn thùng/tháng. Tốc độ sụt giảm tự nhiên này là những gì các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ phải thay thế mỗi tháng để giữ sản lượng ổn định. Tăng trưởng ròng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hàng tháng ở mức 114 nghìn thùng, để đạt được điều đó tăng trưởng sản xuất là 414 nghìn thùng, 72% trong số đó được bù cho sự sụt giảm tự nhiên. Hiện nay, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ đứng ở mức 8,03 triệu thùng, với tổng sụt giảm hàng tháng là 530 nghìn thùng.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ đã tăng sản lượng 114 nghìn thùng trong tháng 12/2018, để đạt được điều này sản xuất mới là 644 nghìn thùng, 82% trong số đó bù cho sự sụt giảm tự nhiên. Điểm cuối cùng này là mấu chốt: 82% tăng trưởng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ thay thế sự sụt giảm (so với 72% trong năm 2014), nghĩa là chỉ 18% sản lượng dầu đá phiến mới của Mỹ góp phần vào tăng trưởng ròng nguồn cung của quốc gia này.
Theo kinh nghiệm của năm 2015/2016, hầu hết các nhà quan sát thị trường đồng ý rằng sản lượng dầu đá phiến của Mỹ không thể tăng đáng kể khi dầu WTI dưới 50 USD/thùng. Dầu WTI đã đạt trung bình dưới 50 USD/thùng trong cả năm 2015 (48 USD) và 2016 (43 USD). Vì thế với giá dầu dưới 50 USD/thùng hiện nay, tăng trưởng dầu đá phiến của Mỹ sẽ hoặc là chững lại trong những tháng tới hoặc thu hẹp nếu giá vẫn ở mức hiện nay. Như đã nêu trước đó, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ hiện nay cao hơn nhiều, với tốc độ sụt giảm tự nhiên lớn hơn nhiều so với trong năm 2014. Điều này nghĩa là sự sụt giảm nhẹ trong hoạt động có thể có tác động quá lớn tới tổng sản lượng của Mỹ. Để minh họa điểm này, chúng ta có thể tiến hành với một ví dụ lý thuyết, nếu chúng ta giả thiết hoạt động dầu đá phiến của Mỹ chậm lại , tăng trưởng sản lượng mới từ 644 nghìn thùng/tháng xuống 580 nghìn thùng/ngày vào cuối quý 1/2019, tăng trưởng ròng sản lượng của Mỹ hàng năm sẽ sụt giảm khoảng 1,3 triệu thùng/năm xuống 600 nghìn thùng/năm tương đương sụt giảm khoảng 50%.
Hiển nhiên, các con số biến động, tốc độ sụt giảm tự nhiên cuối cùng sẽ chậm lại. Hơn nữa, sự suy giảm 50% trong tăng trưởng sản lượng của Mỹ sẽ xóa sạch mức tăng trưởng 51% dự kiến 1,5 triệu thùng tăng trưởng sản lượng khu vực ngoài OPEC trong năm tới.
Sản lượng của Mỹ trở nên ngày càng nhạy cảm với sự thay đổi nhẹ trong việc khoan và hoàn thành giếng khoan. Những thay đổi tương đối nhỏ có thể có tác động lớn tới cân bằng dầu mỏ toàn cầu. Tình trạng này là chưa từng thấy trong lịch sử thị trường dầu mỏ vì không có nguồn cung cấp dầu toàn cầu nào phù hợp với mức độ sụt giảm mạnh liên quan với sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.
Nguồn tin: vinanet.vn