Để sử dụng Xangdau.net, Vui lòng kích hoạt javascript trong trình duyệt của bạn.

To use Xangdau.net, Please enable JavaScript in your browser for better use of the website.

Loader

Sự trở lại thị trường dầu của Iran không có khả năng gây ra sự sụp đổ giá

Giới đầu tư dầu giờ đây phải đối mặt với một yếu tố khó lường khác: Iran sẽ sớm quay trở lại thị trường dầu mỏ. Sau ba năm tạm ngưng, Iran có thể sẵn sàng chính thức gia nhập lại hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu ngay trong năm 2021. Nhưng liệu điều đó có thực sự báo trước sự diệt vong của giá dầu hay không? Chưa hẳn đã là như vậy.

Giá dầu đã phản ứng tích cực sau khi OPEC và các đối tác ngoài OPEC vào tuần trước đạt được một thỏa thuận để bắt đầu nới lỏng dần việc cắt giảm sản lượng kể từ tháng Năm. Bắt đầu từ tháng tới, OPEC + sẽ cho phép thêm 350.000 thùng mỗi ngày vào thị trường, 350.000 thùng knữa sẽ đến vào tháng 6 và 450.000 thùng mỗi ngày ​​vào tháng 7.

Theo biên độ tăng, rõ ràng là liên minh đang cố gắng thực hiện với rất nhiều sự thận trọng để tránh làm đảo lộn sự cân bằng thị trường vốn vẫn còn mong manh khi cuộc khủng hoảng virus corona đang diễn ra tiếp tục làm lu mờ triển vọng thị trường.

Tổ chức này hiện đang giữ không cho hơn 7 triệu thùng dầu ra khỏi thị trường mỗi ngày, với Saudi Arabia tự nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng mỗi ngày.

Sự trở lại của dầu Iran, mà theo những thông tin thu thập được đã quay trở lại thị trường xuất khẩu dầu theo cách thức vi phạm lệnh cấm vận, chủ yếu nhờ vào Trung Quốc.

Abbas Araghchi, Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề chính trị, đã xem việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ do Trump áp đặt là tiền đề duy nhất trước khi Iran có thể đồng ý thu hẹp quy mô hoạt động nguyên tử theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015, hay còn gọi là JCPOA.

Về phần mình, Mỹ tỏ ra sẵn sàng tham gia sau khi tổng thống Joe Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với việc quay trở lại một hiệp ước tương tự như JCPOA. Tuy nhiên, chính quyền Biden đã kiên quyết rằng Iran trước tiên phải thực hiện các bước để trở lại tuân thủ — một yêu cầu mà Tehran đã bác bỏ.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỳ vọng hai quốc gia sẽ đạt được một số hình thức thỏa thuận, mà có thể thấy lệnh trừng phạt dầu mỏ được dỡ bỏ trong năm nay. Trên thực tế, các thành viên E3 + 2 của thỏa thuận hạt nhân (gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc) hiện đang nhóm họp tại Vienna để thảo luận về những gì xảy ra tiếp theo, với chính quyền Biden cũng ở Vienna, mặc dù sẽ không đàm phán trực tiếp với phái đoàn Iran.

Trước khi có lệnh trừng phạt, Iran là một trong những nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới, có khả năng bơm hơn 4 triệu thùng/ngày trong thời kỳ hoàng kim.

Mặc dù viễn cảnh hàng triệu thùng dầu làm tràn ngập thị trường có thể gây lo lắng cho những nhà đầu cơ giá lên - và có khả năng làm phá hỏng nỗ lực cắt giảm của OPEC – nhưng các nhà đầu tư có lẽ không nên quá lo lắng về điều đó.

Xuất khẩu dầu thô của Iran

Dầu thô của Iran: Xuất khẩu từ năm 2008 đến 2019

 

Nguồn: CEIC

Một bí mật mà ai cũng biết đó là Iran đã né các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách áp dụng một số phương pháp che giấu để tránh bị phát hiện và bán dầu thô của mình cho Trung Quốc.

OPEC ước tính sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 2 đạt 2,14 triệu thùng/ngày, tăng 190.000 thùng/ngày so với mức thấp nhất trong 30 năm là 1,95 triệu thùng/ngày vào tháng 8. Tuy nhiên, con số còn cách xa so với 3,48 triệu thùng/ngày mà Iran đã bơm vào năm 2016 và 3,79 triệu thùng/ngày vào năm 2017.

Nhưng đây mới là điều gây ngạc nhiên: Một số nguồn tin theo dõi tàu chở dầu - dựa vào hình ảnh vệ tinh để theo dõi các chuyến hàng dầu toàn cầu - cho thấy xuất khẩu dầu của Iran đã khá cao, có nghĩa là chúng ta có thể không thấy sự gia tăng lớn ngay cả khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.

Theo ước tính, xuất khẩu dầu thô và khí ngưng của Iran đạt 825.000 thùng/ngày trong quý 1, cải thiện đáng kể so với 420.000 thùng/ngày trong Quý 3 năm 2020 nhưng cách xa so với mức 2,125 triệu thùng/ngày mà quốc gia này xuất khẩu vào năm 2017. Bạn có thể cho rằng Trung Quốc vui hơn rất nhiều khi mua phần lớn lượng dầu thô này, đặc biệt là vì Iran bán nó cho các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc với mức giá thấp hơn nhiều so với dầu thô Brent.

Mức xuất khẩu tương đối cao trong bối cảnh các lệnh trừng phạt như vậy có thể đồng nghĩa là Iran không tuyệt vọng về một thỏa thuận hạt nhân - và trên thực tế có thể hy vọng chứng minh rằng các lệnh trừng phạt không có nghĩa lý gì.

Tại thời điểm này, Iran vẫn là một yếu tố khó lường mặc dù không chắc chắn rằng một thỏa thuận với Mỹ sẽ sớm thành hiện thực.

Có vẻ như Iran sẽ không thiếu người mua dầu thô của mình nếu họ quyết định quay lại thị trường.

Bloomberg báo cáo rằng Iran đã liên hệ với ít nhất 5 khách hàng châu Á cũ của mình để thực hiện các giao dịch với dự đoán các lệnh trừng phạt được nới lỏng. Trung Quốc và Ấn Độ từ trước đến nay là những khách hàng lớn nhất của Iran ở châu Á, tiếp theo là Hàn Quốc và Nhật Bản. Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, đang muốn đa dạng hóa nguồn dầu thô và giảm bớt sự phụ thuộc vào Iraq và Saudi Arabia.

Nhưng xét cho cùng, Covid-19 sẽ tiếp tục là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất của thị trường dầu mỏ. Neil Beveridge, nhà phân tích dầu khí cấp cao tại Bernstein Research, cho biết nhu cầu có thể tăng 4 đến 5 triệu thùng khi chúng ta bước vào Quý 3 và Quý 4 nếu việc triển khai vắc-xin ngừa Covid-19 diễn ra suôn sẻ - tại thời điểm đó, những gì Iran làm hay không làm có thể sẽ không thành vấn đề nữa.

Nguồn tin: xangdau.net

ĐỌC THÊM