Thị trường dầu mỏ thế giới ngày nay rất khác so với ba năm trước đây đến nổi đường biên giới không thể nhận ra được. Những thay đổi này đang được nhấn mạnh trong một cuộc chiến giữa các các nước sản xuất dầu, một mặt thúc đẩy việc tái cân bằng cung và cầu bằng cách cắt giảm sản lượng của chính họ, và một nhóm khác, dẫn đầu bởi các công ty dầu đá phiến của Mỹ, muốn cạnh trạnh để mang chi phí sản xuất giảm vĩnh viễn từ mức cao trước đây của họ (100USD/thùng). Không ai có đủ khả năng để đưa nó vào bối cảnh thích hợp hơn là nhà sử học dầu nổi tiếng Daniel Yergin, và trong một bài báo gần đây cho WSJ ông đã theo dõi cái mà ông gọi là "tính hiệu chỉnh lại chi phí" đang ảnh hưởng đến các nhà sản xuất không chỉ dầu đá phiến Mỹ, mà còn ở bên ngoài nước Mỹ. Ông viết cho WSJ:
Sự hiệu chỉnh lại chi phí này đang xảy ra ở mọi nơi, như một phân tích mới của IHS Markit cho thấy. Cát dầu của Canada luôn nằm trong số những khu vực có chi phí cao nhất, nhưng một số dự án mới lại có thể sản xuất ra ở mức gần 50 USD một thùng. Ở Nga, chi phí đã giảm hơn 50%. Ngay cả vùng nước sâu ngoài khơi có thể sản xuất ở mức dưới 50 USD. Trong tháng 3, CEO của công ty Nafto Statoil của Na Uy đã nói tại hội nghị CERAWeek về một kế hoạch thiết kế lại quy mô lớn, một dự án ở Biển Bắc ban đầu đòi hỏi 75 USD/thùng để tiết kiệm chi phí nay chỉ cần 27 USD/thùng.
Khi các nhà sản xuất dầu trở lại hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới, một số khoản tiết kiệm chi phí lớn sẽ được trả lại, sẽ hỗ trợ tái cân bằng - vì vậy giá dầu sẽ tăng. Nhưng toàn bộ doanh nghiệp đã được hiệu chỉnh lại với mức giá thấp hơn. Một ngành công nghiệp mà đã quen với dầu đến 100 USD từ vài năm trước bây giờ coi đây là một sai lầm sẽ không tái diễn nếu không có một cuộc khủng hoảng quốc tế hoặc một sự gián đoạn khổng lồ. Các bài học về chi phí kể từ khi giá dầu sụp đổ sẽ không biến mất. Họ quá mức để quên được, và tổn thương quá lớn.
Theo quan điểm của chuyên gia Yergin, những ngày dầu 100 USD đã là quá khứ, trừ khi có một số thảm hoạ không lường trước được. Đó là một sự thay đổi lớn không chỉ đối với thị trường dầu mỏ, mà còn đối với cách chúng ta nghĩ đến năng lượng trong thế kỷ 21. Mặc dù không giảm hoàn toàn, những lo ngại về tình trạng khan hiếm đang được thay thế bằng những lo ngại về ùn ứ ở hạ nguồn và làm thế nào để xử lý được lượng hydrocarbon mới này.
Có một suy nghĩ khác ở đây: một trong những động lực lớn làm giảm chi phí sản xuất dầu là việc sử dụng công nghệ thông tin ở tất cả các cấp độ của quá trình sản xuất - từ tìm kiếm các địa điểm có khả năng khoan tới thiết kế giàn khoan và mọi thứ thông qua quá trình bơm và tinh chế. Những hiệu quả nâng cao này có thể sẽ tiếp tục vì tác động toàn bộ của CNTT chỉ mới bắt đầu được cảm nhận.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đã hơn 150 năm tuổi, và dầu 'nên' trở nên đắt hơn để tìm kiếm và bơm, chứ không phải là ít hơn. Các mỏ dầu dễ thấy nhất đã được tìm thấy đầu tiên, và những giếng nước hứa hẹn nhất đã đào từ lâu. Bây giờ chúng ta phải sống trong một thế giới thu hẹp lại, với ngày càng nhiều tiền để tìm kiếm dầu hơn và dầu thì ít hơn. Chính viễn cảnh này đã khiến cho các nhà tư tưởng ảm đạm trong thế kỷ 20 có ý tưởng về "đỉnh điểm dầu mỏ".
Nó có thể xảy ra vào một ngày nào đó, nhưng chắc chắn là không đến sớm. Cuộc cách mạng thông tin mạnh đến nỗi nó có thể đảo ngược xu hướng tự nhiên của thị trường dầu.
Nhưng điều này cho thấy hai câu chuyện thậm chí còn lớn hơn. Một là các lực lượng sản xuất ra dầu và khí đốt rẻ hơn và dễ dàng hơn để tìm và khai thác cũng sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng khác. Chúng ta có thể dự đoán khai thác mỏ trở nên hiệu quả hơn, và trên thực tế đã có bằng chứng về điều đó xảy ra.
Và có nhiều hơn nữa. Một trong những bí ẩn lớn của cuộc cách mạng thông tin là vấn đề năng suất. Chúng ta tiếp tục sử dụng tất cả công nghệ này cho phép chúng ta làm việc hơn với nguồn lực ít hơn, nhưng thay vì tiến triển cao hơn, mức năng suất đã trì trệ. Điều gì đang xảy ra?
Có thể tăng năng suất dường như là do giá thấp hơn chứ không phải thu nhập cao hơn. Nếu giá dầu giảm từ 100 USD/thùng xuống còn 50 USD/thùng do phương pháp sản xuất ngày càng rẻ và hiệu quả, thì tất cả mọi người trong ngành công nghiệp sản xuất có nhiều năng suất lao động theo thùng dầu mỗi giờ, nhưng vì giá dầu đã đi xuống, tăng năng suất sẽ không được nắm bắt bằng các phương pháp thống kê tính năng suất về tiền.
Và đó chỉ là một phần của câu chuyện lớn hơn: rằng sự sụp đổ sâu rộng và bền vững bất thường trong thông tin giá là ngụy trang sự gia tăng rất lớn trong năng suất của tất cả mọi người làm việc với sản phẩm định nghĩa của thời đại chúng ta. Các nhà báo đang sản xuất nhiều "thông tin" hơn bao giờ hết. cùng với Internet, các nhà báo có thể bao gồm một loạt các chủ đề với nhiều chi tiết trên cơ sở hàng ngày theo cách mà một nhân viên lớn hơn rất nhiều chỉ đơn giản là không thể làm được 20 năm trước đây.
Mặt khác, sự bùng nổ về năng suất của các báo nói chung có nghĩa là sự sụp đổ nhanh chóng của doanh thu quảng cáo. Đo lường trong các đơn vị thông tin được xử lý và sản xuất, các nah2 báo ngày nay có năng suất làm việc cao hơn các thế hệ nhà báo trước đây; nhưng nguồn cung dồi dào do năng suất của ngành này đã dẫn tới một sự sụp đổ về các giá trị lại làm cho cuộc cách mạng về năng suất không thể nhìn thấy được với các phương pháp đo mà chỉ nhìn vào doanh thu mỗi giờ làm việc.
Đồng thời, sự sụp đổ trong chi phí thông tin giúp che dấu mức sống ngày càng tăng cho hầu hết mọi người. Bất cứ ai kết nối Internet và sử dụng điện thoại thông minh ngày nay đều tiêu thụ số lượng thông tin ngày hôm nay mà các công ty cỡ trung bình không thể sản xuất vào những năm 1970. Người dân châu Phi với một điện thoại thông minh năng lượng mặt trời được tiếp cận nhiều thông tin hơn Louis XIV trong các hội trường của Versailles.
Nhưng kể từ khi chi phí của sản phẩm này đang giảm xuống nhanh chóng, sự gia tăng mức sống mà chúng ta đang sống không được đo lường.
Giống như cuộc cách mạng công nghiệp buộc các nhà kinh tế học và doanh nghiệp phải tìm ra cách mới để đo lường sản lượng đầu ra, cuộc cách mạng thông tin có thể sẽ dẫn tới những cuộc cách mạng trong cách chúng ta đánh giá hiệu quả kinh tế trong thế kỷ 21.
Nguồn: xangdau.net