Trong báo cáo cuối cùng trước cuộc họp tháng 12, OPEC ước tính rằng nhu cầu dành cho dầu thô của nhóm trong năm tới sẽ giảm 1,1 triệu thùng/ngày so với năm 2019, và sẽ nằm dưới mức sản xuất của cartel trong tháng 10, cho thấy bức tranh cung –cầu của OPEC sẽ tiếp tục trong tình trạng dư cung vào năm 2020.
OPEC dự báo nhu cầu dành cho dầu thô của nhóm ở mức 29,6 triệu thùng/ngày cho năm 2020, thấp hơn khoảng 1,1 triệu thùng/ngày so với nhu cầu trung bình dự kiến cho năm 2019, tổ chức này cho biết trong Báo cáo thị trường dầu hàng tháng vào thứ Năm.
Năm nay, nhu cầu đối với dầu thô OPEC được dự đoán ở mức 30,7 triệu thùng/ngày, tức là thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với năm 2018.
Nhu cầu đối với dầu thô OPEC dự kiến trong năm 2020 vẫn thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với sản lượng chung của cartel vào tháng 10, vì vậy OPEC có thể phải cân nhắc vào đầu tháng 12 để cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa nếu muốn hy vọng đưa cầu và cung dầu vào cân bằng.
Tuy nhiên, quyết định như vậy có thể khó thực hiện vì việc cắt giảm sâu hơn sẽ trao nhiều thị phần hơn cho nguồn cung dầu không phải OPEC ngày càng tăng, chủ yếu là từ Mỹ.
Trong khi các số liệu cho thấy tình trạng dư cung trong cung-cầu dầu của OPEC, thì cartel dường như đang phản đối việc cắt giảm sâu hơn vì triển vọng của nhóm cho năm tới có vẻ lạc quan hơn một chút so với dự báo bi quan quyết định trước đây.
Đầu tiên, không giống như hầu hết các báo cáo trong những tháng gần đây, OPEC đã không điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu lần này. Thứ hai, cartel điều chỉnh giảm nhẹ ước tính về tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC bớt 36.000 thùng/ngày xuống 2,17 triệu thùng/ngày, chủ yếu là do sự điều chỉnh giảm 33.000 thùng/ngày cho tăng trưởng nguồn cung của Mỹ, hiện được dự báo ở mức 1,5 triệu thùng/ngày vào năm tới.
Cuối cùng, bình luận về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, một thước đo chính cho những mong đợi từ tăng trưởng nhu cầu dầu, OPEC cho biết trong báo cáo rằng:
“Một lưu ý tích cực, các dấu hiệu quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang về cải thiện, một thỏa thuận tiềm năng về Brexit sau cuộc bầu cử của Anh, chính sách kích thích tài khóa ở Nhật Bản và tốc độ xuống dốc giảm dần ở các nền kinh tế mới nổi quan trọng có thể ổn định sự tăng trưởng ở mức dự báo hiện tại.
Nguồn tin: xangdau.net