Hai năm trước, vào lúc đỉnh điểm của đại dịch, BP đã viết trong Báo cáo năng lượng hàng năm của mình rằng nhu cầu dầu toàn cầu đã đạt đỉnh khoảng 100 triệu thùng/ngày vào năm 2019, và sẽ giảm xuống kể từ đó do ảnh hưởng của đại dịch và quá trình chuyển đổi năng lượng tăng tốc. Nhưng chỉ hai năm sau, BP thừa nhận có thể đã đánh giá thấp ‘cơn khát’ dầu của thế giới, mặc dù họ vẫn kiên định với dự báo dài hạn rằng việc điện khí hóa phương tiện giao thông cuối cùng sẽ mở ra kỷ nguyên nhu cầu dầu đạt đỉnh.
Trong khi đó, các ngân hàng đầu tư đã dự báo sự phục hồi của nhu cầu bởi vì đó là điều tự nhiên diễn ra sau đại dịch với các đợt phong tỏa. Điều họ không dự báo được — bởi vì không thể lường trước được— đó là mức độ cũng như tốc độ của sự phục hồi.
Jeffrey Currie của Goldman Sachs gần đây đã thừa nhận khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế này trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, nói rằng, “Thị trường dịch chuyển nhanh hơn và mức độ thắt chặt nguồn cung sâu hơn những gì chúng tôi đã nghĩ ba hoặc sáu tháng trước”.
“Đây là nơi chúng ta nên đến, nhưng nguồn cung thiếu hụt nhiều hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nghĩ ban đầu. Năng lượng và thực phẩm ngay bây giờ, khi chúng ta bước vào những tháng mùa hè, đang bị lệch hẳn về phía ngược lại”, Currie nói thêm.
Có thể rất thú vị khi lưu ý rằng ngay cả từ 3 đến 6 tháng trước, rất lâu trước khi nguồn cung của Nga trở thành một yếu tố trong tiềm năng tăng giá dầu, đã có rất ít nhưng các quan điểm có uy quyền cho rằng thị trường dầu trên thực tế đang cân bằng.
Ed Morse của ngân hàng Citi là một trong những quan điểm này. Vào tháng 2, ông nói với Javier Blas của Bloomberg rằng ông dự kiến thị trường dầu mỏ sẽ chuyển sang vùng thặng dư nhờ sản lượng dầu tăng từ Hoa Kỳ — cụ thể là Permian — Brazil và Canada.
Quả thật, Cơ quan Thông tin Năng lượng gần đây dự báo sản lượng dầu ở Permian sẽ đạt mức cao kỷ lục trong tháng này, nhưng điều đó dường như không đủ để bù đắp sự mất cân bằng dầu toàn cầu, với nhiều nhà sản xuất ở Mỹ phát tín hiệu rằng họ không muốn — hoặc không thể vì thiếu hụt nguồn lực và trì hoãn — để thúc đẩy sản xuất.
Tại Canada, sản lượng đang tăng và theo Thủ hiến bang Alberta, Jason Kenney, tổng sản lượng của cả nước có thể tăng gần 1 triệu thùng/ngày, nhưng điều này vẫn chưa xảy ra. Tại Brazil, sản lượng cũng đang tăng lên nhưng cho đến nay vẫn chưa tạo ra được sự khác biệt về giá cả.
Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến tình trạng giá cả như hiện nay trước hết là do các lệnh trừng phạt đối với Nga, quốc gia xuất khẩu dầu và nhiên liệu lớn nhất thế giới, và thứ hai, là OPEC không thể sản xuất nhiều như đã thỏa thuận vì các vấn đề lâu năm với một số thành viên của nhóm. Trong khi đó, hai thành viên OPEC có đủ công suất dự phòng để bù đắp lượng dầu bị mất của Nga là Saudi Arabia và UAE, thì đang thận trọng với việc khai thác.
Có lẽ ở đâu đó có một nhà phân tích dầu mỏ thiên tài đã nhìn thấy trước tình trạng này. Có lẽ không cần một thiên tài để phát hiện ra các mô hình: những thành viên OPEC không thể đạt được hạn ngạch sản xuất của mình đã gặp khó khăn trong việc thúc đẩy sản xuất trong nhiều năm; quan hệ giữa các quốc gia dầu mỏ Trung Đông và phương Tây cũng xấu đi trong nhiều năm. Và sự thật Nga là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới không phải là tin tức chính xác.
Có lẽ điều ngạc nhiên lớn nhất, điều cực kỳ khó lường trước, là tốc độ nhu cầu dầu phục hồi trở lại và nhu cầu này có khả năng phục hồi như thế nào mặc dù giá dầu thế giới đã cao hơn nhiều trong nhiều năm. Thật dễ dàng quy điều này là do nhu cầu bị dồn nén sau khi các đợt phong tỏa, nhưng các sự kiện gần như không thể dự báo.
Tất nhiên, rắc rối với dầu và bất kỳ phân tích nào khác là luôn có những giả định cần được đưa ra vì thiếu tất cả các thông tin cần thiết. Các giả định thường an toàn để đưa ra nhưng đôi khi, khi một yếu tố khó lường xuất hiện trong cuộc chơi, các giả định nhanh chóng trở nên vô giá trị. Trong trường hợp này, đó chính là Nga.
Sản lượng của Mỹ không tăng nhanh hoặc nhiều như một số người mong đợi khi WTI tăng vọt trên 100 đô la và duy trì trên mức đó. Điện khí hóa giao thông không làm suy giảm nhu cầu bởi vì điện khí hóa giao thông đang diễn ra chậm hơn rất nhiều so với dự kiến. Và, có lẽ quan trọng hơn, OPEC+ có thể nói rằng họ sẽ tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng mỗi ngày nhưng liệu lời nói có chuyển thành hành động hay không có gì lấy làm chắc chắn.
Đây dường như là tất cả những thành phần cần thiết cho một sự tồi tệ trên thị trường dầu, cộng thêm sự gián đoạn hoạt động ở Libya. Thực sự thì mọi thứ còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mọi người đã nghĩ, và điều có lẽ đáng lo ngại hơn, chúng sẽ vẫn như vậy trong một thời gian vì không có giải pháp khắc phục nhanh chóng được thảo luận.
Giải pháp mới nhất từ nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới là hạn chế xuất khẩu. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến giảm giá trong nước nhưng sẽ đẩy giá quốc tế tiếp tục tăng và có thể làm tổn hại đến tình hữu nghị của Washington với Brussels. Giải pháp mới nhất từ nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới là họ đang dự trữ dầu thô trong khi sản lượng của nhà máy lọc dầu giảm. Việc tích trữ có vẻ là điều thông minh nên làm trong hoàn cảnh hiện nay.
Nguồn tin: xangdau.net